Thị trấn Lam Sơn dâng hương đền thờ Vua Lê Thái Tổ lễ hội Lam Kinh năm 2020
Chiều ngày 3/10/2020 (tức là ngày 17 tháng 8 năm Canh Tý trong không khí thành kính, Đảng ủy- HĐND-UBND-MTTQ các ban ngành đoàn thể, Bí thư chi bộ, trưởng các đơn vị thôn khu trên địa bàn thị trấn Lam Sơn đã tổ chức lễ dâng hương, lễ cáo tại đền thờ Vua Lê Thái Tổ, kính cẩn tưởng nhớ Đức thái tổ Cao hoàng đế Lê Lợi, các vị vua triều Hậu Lê cùng các anh hùng, nghĩa sĩ Lam Sơn; ôn lại lịch sử vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược và cuộc đời, sự nghiệp của Đức vua Lê Thái Tổ, nhân dịp lễ hội Lam Kinh năm 2020. kỷ niệm 602 năm khởi nghĩa Lam Sơn và 587 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi.
Đảng ủy - HĐND-UBND- MTTQ các ban ngành đoàn thể thị trấn Lam Sơn dâng hương lễ tạ tại đền thờ Vua Lê Thái Tổ
Lê Lợi sinh ngày 6 tháng 8 năm 1385, người làng Lam Sơn huyện Lương Giang, phủ Thanh Hóa (nay là thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa Tằng tổ của vua là Lê Hối, có lần đến Lam Sơn trông thấy đàn chim bay lượn quanh chân núi, giống như cảnh đông người tụ hội. Lê Hối cho là đất tốt và chuyển nhà đến ở đấy. Sau 3 năm thì thành sản nghiệp. Từ đó, các thế hệ họ Lê thay nhau làm quân trưởng ở Thanh Hóa.
Lê Hối sinh ra Lê Đinh, nối được nghiệp nhà, lòng yêu người, người gần xa đến qui phụ, trong nhà đông tới hàng ngàn người; lấy vợ là Nguyễn Thị Quách, sinh được hai người con trai, con trưởng là Lê Tòng, con thứ là Lê Khoáng. Lê Khoáng lấy Trịnh Thị Ngọc Thương (người làng Chủ Sơn nay là Thủy Chú) . Bà Trịnh Thị ngọc thương. Hai ông bà sinh ra Lê Học, Lê Trừ và Lê Lợi.
Mùa xuân, ngày mồng 2, tháng Giêng, năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt phất cờ khởi nghĩa (Khởi nghĩa Lam Sơn). Sau 10 năm nếm mật nằm gai, (1418-1428) cuộc khởi nghĩn Lam Sơn đã dành được thắng lợi, đánh đuổi giặc minh ra khỏi bờ cõi, non song thu về một mối,
Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt. Vua ở ngôi được 5 năm, mất ngày 22 tháng 8 nhuận năm 1433.
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên Lễ hội Lam Kinh không tổ chức phần hội, chỉ tổ chức các hoạt động tế lễ, dâng hương tại các khu di tích. Mặc dù vậy, với tấm lòng thành kính, biết ơn tiên tổ, trong những ngày này, vẫn có rất đông người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đã về Lam Kinh, dâng hương tưởng nhớ các bậc tiền nhân, tham quan, vãn cảnh Khu di tích. Ban Quản lý Khu di tích Lam Kinh đã phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan làm tốt công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống dịch, bệnh
Lễ hội Lam Kinh năm 2020 diễn ra trong các ngày từ 7-9/10 (tức ngày 21 đến 23 tháng 8 âm lịch); nhằm tưởng nhớ, tôn vinh công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước; giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong các tầng lớp Nhân dân và cũng là dịp để quảng bá truyền thống văn hóa, lịch sử, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
Các đại biểu về dâng hương tại chính điện Lam kinh
Tin bài: Nguyễn Văn Tuyến
Tin cùng chuyên mục
-
ĐẠI HỘI CHI BỘ KHU PHỐ PHÚC LÂM NHIỆM KỲ 2025-2027
01/12/2025 00:00:00 -
Kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV
10/01/2025 08:28:00 -
HỘI NGHỊ KÝ KẾT GIỮA UBND VỚI MTTQ VÀ CÁC BAN NGÀNH ĐOÀN THỂ NĂM 2025
10/01/2025 08:16:25 -
5 BẢO VẬT QUỐC GIA TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ LAM KINH
06/01/2025 15:12:36
Thị trấn Lam Sơn dâng hương đền thờ Vua Lê Thái Tổ lễ hội Lam Kinh năm 2020
Chiều ngày 3/10/2020 (tức là ngày 17 tháng 8 năm Canh Tý trong không khí thành kính, Đảng ủy- HĐND-UBND-MTTQ các ban ngành đoàn thể, Bí thư chi bộ, trưởng các đơn vị thôn khu trên địa bàn thị trấn Lam Sơn đã tổ chức lễ dâng hương, lễ cáo tại đền thờ Vua Lê Thái Tổ, kính cẩn tưởng nhớ Đức thái tổ Cao hoàng đế Lê Lợi, các vị vua triều Hậu Lê cùng các anh hùng, nghĩa sĩ Lam Sơn; ôn lại lịch sử vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược và cuộc đời, sự nghiệp của Đức vua Lê Thái Tổ, nhân dịp lễ hội Lam Kinh năm 2020. kỷ niệm 602 năm khởi nghĩa Lam Sơn và 587 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi.
Đảng ủy - HĐND-UBND- MTTQ các ban ngành đoàn thể thị trấn Lam Sơn dâng hương lễ tạ tại đền thờ Vua Lê Thái Tổ
Lê Lợi sinh ngày 6 tháng 8 năm 1385, người làng Lam Sơn huyện Lương Giang, phủ Thanh Hóa (nay là thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa Tằng tổ của vua là Lê Hối, có lần đến Lam Sơn trông thấy đàn chim bay lượn quanh chân núi, giống như cảnh đông người tụ hội. Lê Hối cho là đất tốt và chuyển nhà đến ở đấy. Sau 3 năm thì thành sản nghiệp. Từ đó, các thế hệ họ Lê thay nhau làm quân trưởng ở Thanh Hóa.
Lê Hối sinh ra Lê Đinh, nối được nghiệp nhà, lòng yêu người, người gần xa đến qui phụ, trong nhà đông tới hàng ngàn người; lấy vợ là Nguyễn Thị Quách, sinh được hai người con trai, con trưởng là Lê Tòng, con thứ là Lê Khoáng. Lê Khoáng lấy Trịnh Thị Ngọc Thương (người làng Chủ Sơn nay là Thủy Chú) . Bà Trịnh Thị ngọc thương. Hai ông bà sinh ra Lê Học, Lê Trừ và Lê Lợi.
Mùa xuân, ngày mồng 2, tháng Giêng, năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt phất cờ khởi nghĩa (Khởi nghĩa Lam Sơn). Sau 10 năm nếm mật nằm gai, (1418-1428) cuộc khởi nghĩn Lam Sơn đã dành được thắng lợi, đánh đuổi giặc minh ra khỏi bờ cõi, non song thu về một mối,
Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt. Vua ở ngôi được 5 năm, mất ngày 22 tháng 8 nhuận năm 1433.
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên Lễ hội Lam Kinh không tổ chức phần hội, chỉ tổ chức các hoạt động tế lễ, dâng hương tại các khu di tích. Mặc dù vậy, với tấm lòng thành kính, biết ơn tiên tổ, trong những ngày này, vẫn có rất đông người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đã về Lam Kinh, dâng hương tưởng nhớ các bậc tiền nhân, tham quan, vãn cảnh Khu di tích. Ban Quản lý Khu di tích Lam Kinh đã phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan làm tốt công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống dịch, bệnh
Lễ hội Lam Kinh năm 2020 diễn ra trong các ngày từ 7-9/10 (tức ngày 21 đến 23 tháng 8 âm lịch); nhằm tưởng nhớ, tôn vinh công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước; giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong các tầng lớp Nhân dân và cũng là dịp để quảng bá truyền thống văn hóa, lịch sử, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
Các đại biểu về dâng hương tại chính điện Lam kinh
Tin bài: Nguyễn Văn Tuyến
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 02378935380
Email: email@gmail.com