Lịch sử ra đời của Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Nhân dịp Kỷ niệm 35 năm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989 - 06/12/2024), chúng tôi có bài viết về lịch sử ra đời của Hội.
Đứng trước những thách thức, khó khăn về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, các thế lực thù địch đang ráo riết đẩy mạnh chiến lược “DBHB” âm mưu gây bạo loạn lật đổ nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Trước tình hình đó, với bản lĩnh chính trị vững vàng, tâm huyết trách nhiệm với vận mệnh Tổ quốc, các thế hệ CCB Việt Nam có nguyện vọng thiết tha được tập hợp thành một tổ chức thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, để động viên nhau giữ gìn và phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”, góp phần vào sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ Nhân dân, đưa đất nước vượt qua những khó khăn thách thức. Đồng thời, tạo điều kiện giúp đỡ nhau, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ quyền và lợi chính đáng, hợp pháp của CCB, đấu tranh chống lại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.
Sau hơn nửa thế kỷ đấu tranh cách mạng và kháng chiến chống giặc ngoại xâm, cả nước có trên 4 triệu CCB, có đủ các thành phần, các thế hệ. Có những đồng chí từng tham gia các đội tự vệ Đỏ trong phong trào Xô-viết Nghệ-Tĩnh năm 1930-1931, tham gia Đội du kích Bắc Sơn, du kích Nam Kỳ, Cứu quốc quân, Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, du kích Ba Tơ... Nhiều đồng chí tham gia chiến đấu từ những ngày Tổng khởi nghĩa Tháng 8 - 1945, thời kỳ kháng chiến chống Pháp, số đông trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, đã từng vào sinh ra tử, được rèn luyện qua thử thách và tích lũy nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh cách mạng, kiên định với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của đảng.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang trong Quân Đội, hàng triệu Cựu chiến binh (CCB) đã trở lại hậu phương, về với gia đình, hoặc chuyển ngành sang công tác ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền hay các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học. Dù ở đâu, giữ cương vị nào, làm bất cứ việc gì, đại bộ phận CCB vẫn tiếp tục phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, hăng hái tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.
Trước yêu cầu của cách mạnh, nguyện vọng của đội ngũ CCB cả nước. Ngày 06/12/1989, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) đã quyết định thành lập Hội CCB Việt Nam. Và từ đó, ngày 06/12 hàng năm là ngày truyền thống của Hội CCB Việt Nam.
Ngày 3/2/1990, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định chỉ định Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Hội CCB Việt Nam, gồm 31 đồng chí, do đồng chí Thượng tướng Song Hào làm Chủ tịch Hội, có nhiệm vụ dự thảo Điều lệ Hội CCB và các tài liệu khác để trình Đại hội lần thứ nhất, bầu Ban chấp hành Trung ương Hội chính thức, giúp các tỉnh, thành phố hình thành tổ chức lâm thời, thực hiện thu nạp hội viên và chuẩn bị các thủ tục cần thiết để tổ chức đại hội Hội CCB Việt Nam.
Ngày 24/02/1990 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định về cơ cấu tổ chức, vị trí chức năng, nhiệm vụ của CCB trong hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Ngày 14/4/1990, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) ra Quyết định số 5112 -QĐ/MTTQ công nhận Hội CCB là thành viên của MTTQVN.
Quyết định cho thành lập Hội CCB Việt Nam là một chủ trương đúng đắn của Đảng, đáp ứng đòi hỏi khách quan của nước ta trong giai đoạn cách mạng mới. Sự ra đời của Hội CCB Việt Nam, đã đánh dấu một mốc son quan trọng trong đời sống chính trị, tinh thần của CCB, đem đến cho anh chị em nguồn động viên mới, phấn khởi, tin tưởng, ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình và có điều kiện thông qua tổ chức hợp pháp để tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Từ khi thành lập đến nay, Hội CCB VN luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng. Đặc biệt ngày 08/01/2002, BCH TW Đảng (Khóa IX) đã ra NQ số 09-NQ/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Cựu Chiến binh trong giai đoạn, cách mạng mới”. Khẳng định quan điểm, chủ trương, biện pháp lãnh đạo của Đảng đối với công tác CCB; chỉ rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Hội CCB VN “Là một tổ chức chính trị - xã hội, đại diện cho ý chí và quyền lợi của CCB, là thành viên của MTTQ VN, là một cơ sở chính trị của chính quyền Nhân dân, một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng CSVN lãnh đạo, hoạt động theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Hội”. Trên cơ sở đó, năm 2005, UBTV Quốc Hội đã ban hành Pháp lệnh CCB VN nhằm cụ thể hóa mặt pháp lý về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Hội CCB VN.
35 năm xây dựng và trưởng thành, Hội CCB VN không ngừng lớn mạnh về mọi mặt; các thế hệ CCB luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động ở địa phương, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhân dân giao phó. Vị trí, vai trò của Hội CCB ngày càng được khẳng định và nâng cao trong hệ thống chính trị. Trong thông báo số 07-TB/TW, ngày 04/11/1991 của Ban Bí Thư TW Đảng (khóa VII) đã nêu rõ “Hội CCB VN là một đoàn thể Nhân dân do Đảng Cộng sản VN lãnh đạo, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, nhất là trong tình hình hiện nay, Hội là một tổ chức tin cậy của Đảng và Nhà nước”. Trong Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị (Khóa IX) đã khẳng định: “Hội CCB VN xứng đáng là một đoàn thể chính trị - xã hội, là chỗ dựa tin cậy của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở”.
Sau khi Hội CCB VN ra đời, ngày 19/6/1990, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, ra Quyết định số 43-QĐ/TU thành lập Hội CCB Thanh Hóa và chỉ định BCH lâm thời, do đ/c Thiếu tướng Lê Công Phê, làm Chủ tịch. Tiếp theo ngày 31/7/1990, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ra Quyết định thành lập Hội CCB cấp huyện, thị xã và cơ sở.
Trung Tuyến, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Thọ Xuân
Tin cùng chuyên mục
-
CÔNG AN THỌ XUÂN: LỄ RA QUÂN VÀ PHÁT ĐỘNG THI ĐUA THỰC HIỆN CAO ĐIỂM TẤN CÔNG, TRẤN ÁP TỘI PHẠM, BẢO ĐẢM ANTT TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ 2025
18/12/2024 08:22:45 -
HỘI CỰU CHIẾN BINH THỌ XUÂN: 35 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
12/12/2024 09:40:42 -
Lịch sử ra đời của Hội Cựu chiến binh Việt Nam
12/12/2024 09:34:28 -
HUYỆN THỌ XUÂN: KHÁM TUYỂN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ NĂM 2025
26/11/2024 14:30:27
Lịch sử ra đời của Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Nhân dịp Kỷ niệm 35 năm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989 - 06/12/2024), chúng tôi có bài viết về lịch sử ra đời của Hội.
Đứng trước những thách thức, khó khăn về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, các thế lực thù địch đang ráo riết đẩy mạnh chiến lược “DBHB” âm mưu gây bạo loạn lật đổ nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Trước tình hình đó, với bản lĩnh chính trị vững vàng, tâm huyết trách nhiệm với vận mệnh Tổ quốc, các thế hệ CCB Việt Nam có nguyện vọng thiết tha được tập hợp thành một tổ chức thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, để động viên nhau giữ gìn và phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”, góp phần vào sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ Nhân dân, đưa đất nước vượt qua những khó khăn thách thức. Đồng thời, tạo điều kiện giúp đỡ nhau, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ quyền và lợi chính đáng, hợp pháp của CCB, đấu tranh chống lại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.
Sau hơn nửa thế kỷ đấu tranh cách mạng và kháng chiến chống giặc ngoại xâm, cả nước có trên 4 triệu CCB, có đủ các thành phần, các thế hệ. Có những đồng chí từng tham gia các đội tự vệ Đỏ trong phong trào Xô-viết Nghệ-Tĩnh năm 1930-1931, tham gia Đội du kích Bắc Sơn, du kích Nam Kỳ, Cứu quốc quân, Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, du kích Ba Tơ... Nhiều đồng chí tham gia chiến đấu từ những ngày Tổng khởi nghĩa Tháng 8 - 1945, thời kỳ kháng chiến chống Pháp, số đông trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, đã từng vào sinh ra tử, được rèn luyện qua thử thách và tích lũy nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh cách mạng, kiên định với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của đảng.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang trong Quân Đội, hàng triệu Cựu chiến binh (CCB) đã trở lại hậu phương, về với gia đình, hoặc chuyển ngành sang công tác ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền hay các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học. Dù ở đâu, giữ cương vị nào, làm bất cứ việc gì, đại bộ phận CCB vẫn tiếp tục phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, hăng hái tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.
Trước yêu cầu của cách mạnh, nguyện vọng của đội ngũ CCB cả nước. Ngày 06/12/1989, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) đã quyết định thành lập Hội CCB Việt Nam. Và từ đó, ngày 06/12 hàng năm là ngày truyền thống của Hội CCB Việt Nam.
Ngày 3/2/1990, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định chỉ định Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Hội CCB Việt Nam, gồm 31 đồng chí, do đồng chí Thượng tướng Song Hào làm Chủ tịch Hội, có nhiệm vụ dự thảo Điều lệ Hội CCB và các tài liệu khác để trình Đại hội lần thứ nhất, bầu Ban chấp hành Trung ương Hội chính thức, giúp các tỉnh, thành phố hình thành tổ chức lâm thời, thực hiện thu nạp hội viên và chuẩn bị các thủ tục cần thiết để tổ chức đại hội Hội CCB Việt Nam.
Ngày 24/02/1990 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định về cơ cấu tổ chức, vị trí chức năng, nhiệm vụ của CCB trong hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Ngày 14/4/1990, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) ra Quyết định số 5112 -QĐ/MTTQ công nhận Hội CCB là thành viên của MTTQVN.
Quyết định cho thành lập Hội CCB Việt Nam là một chủ trương đúng đắn của Đảng, đáp ứng đòi hỏi khách quan của nước ta trong giai đoạn cách mạng mới. Sự ra đời của Hội CCB Việt Nam, đã đánh dấu một mốc son quan trọng trong đời sống chính trị, tinh thần của CCB, đem đến cho anh chị em nguồn động viên mới, phấn khởi, tin tưởng, ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình và có điều kiện thông qua tổ chức hợp pháp để tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Từ khi thành lập đến nay, Hội CCB VN luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng. Đặc biệt ngày 08/01/2002, BCH TW Đảng (Khóa IX) đã ra NQ số 09-NQ/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Cựu Chiến binh trong giai đoạn, cách mạng mới”. Khẳng định quan điểm, chủ trương, biện pháp lãnh đạo của Đảng đối với công tác CCB; chỉ rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Hội CCB VN “Là một tổ chức chính trị - xã hội, đại diện cho ý chí và quyền lợi của CCB, là thành viên của MTTQ VN, là một cơ sở chính trị của chính quyền Nhân dân, một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng CSVN lãnh đạo, hoạt động theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Hội”. Trên cơ sở đó, năm 2005, UBTV Quốc Hội đã ban hành Pháp lệnh CCB VN nhằm cụ thể hóa mặt pháp lý về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Hội CCB VN.
35 năm xây dựng và trưởng thành, Hội CCB VN không ngừng lớn mạnh về mọi mặt; các thế hệ CCB luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động ở địa phương, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhân dân giao phó. Vị trí, vai trò của Hội CCB ngày càng được khẳng định và nâng cao trong hệ thống chính trị. Trong thông báo số 07-TB/TW, ngày 04/11/1991 của Ban Bí Thư TW Đảng (khóa VII) đã nêu rõ “Hội CCB VN là một đoàn thể Nhân dân do Đảng Cộng sản VN lãnh đạo, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, nhất là trong tình hình hiện nay, Hội là một tổ chức tin cậy của Đảng và Nhà nước”. Trong Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị (Khóa IX) đã khẳng định: “Hội CCB VN xứng đáng là một đoàn thể chính trị - xã hội, là chỗ dựa tin cậy của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở”.
Sau khi Hội CCB VN ra đời, ngày 19/6/1990, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, ra Quyết định số 43-QĐ/TU thành lập Hội CCB Thanh Hóa và chỉ định BCH lâm thời, do đ/c Thiếu tướng Lê Công Phê, làm Chủ tịch. Tiếp theo ngày 31/7/1990, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ra Quyết định thành lập Hội CCB cấp huyện, thị xã và cơ sở.
Trung Tuyến, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Thọ Xuân
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 02378935380
Email: email@gmail.com