Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
132543

Hành trình Thọ Xuân xây dựng huyện đạt chuẩn NTM nâng cao

Ngày 08/11/2024 10:26:33

 

Ngày 6/11/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1339/QĐ- TTg về việc công nhận huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Đây là huyện đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và khu vực Bắc Trung Bộ nói chung đạt chuẩn các tiêu chí của huyện NTM nâng cao.

tx.jpg
Huyện Thọ Xuân nằm ở phía Tây xứ Thanh; là vùng đất "địa linh, nhân kiệt", giàu truyền thống yêu nước, lịch sử, văn hóacách mạng; là quê hương Anh hùng dân tộc Lê Hoàn, Lê Lợi và nhiều danh nhân, danh tướng tài cao, chí lớn đã làm rạng danh quê hương, đất nước; nơi đây xưa từng là Kinh đô kháng chiến của nước Đại Việt thời Hậu Lê.
yen truong.jpg
Thọ Xuân cũng là một trong những "cái nôi" phong trào cách mạng của tỉnh Thanh Hóa nơi thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Tiếp nối, phát huy truyền thống quê hương,  Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thọ Xuân luôn đoàn kết, chung sức, đồng lòng đưa Thọ Xuân ngày càng phát triển đi lên.
tx9.jpg
Huyện Thọ Xuân cách Trung tâm thành phố Thanh Hoá 36km, cách khu kinh tế Nghi Sơn 60 km và cách Thủ đô Hà Nội 130km theo đường Hồ Chí Minh; có Cảng Hàng không Thọ Xuân được quy hoạch là cảng hàng không quốc tế. Thọ Xuân 30 xã, thị trấn với tổng diện tích gần 300 km2, dân số 197.574 người, Thọ Xuân là khu vực giao thoa về kinh tế - văn hóa giữa vùng đồng bằng - trung du và miền núi của tỉnh Thanh Hóa, là huyện có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của tỉnh Thanh Hoá.
bt.png
Để “tiếp sức” cho Thọ Xuân vươn mình, Ban Thường vụ tỉnh ủy Thanh Hoá ban hành Nghị quyết riêng về xây dựng phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêuhoàn thành huyện Nông thôn mới nâng cao năm 2023; trở thành thị xã Thọ Xuân trước năm 2030 và một trong những trung tâm kinh tế động lực của tỉnh, góp phần đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.
Với sự nỗ lực cố gắng, quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân cùng chung sức, đồng lòng Xây dựng Nông thôn mới. Năm 2019, huyện Thọ Xuân được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
btv2.png
Xác định xây dựng NTM chỉ có điểm khởi đầu mà không có điểm kết thúc, Ngay sau khi được công nhận huyện Nông thôn mới năm 2019; Huyện Thọ Xuân đặt ra mục tiêu cao hơn, quyết tâm cao hơn, nổ lực lớn hơn đó là xây dựng huyện Thọ Xuân đạt chuẩn huyện NTM nâng cao trong năm 2023, phấn đấu nằm trongTop đầu các huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong cả nước.
Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện được kiện toàn do đồng chí Bí thư Huyện uỷ làm Trưởng ban. Ban Chỉ đạo thành lập 03 Tổ công tác do 03 đồng chí Thường trực Huyện uỷ làm Tổ trưởng, thành viên các Tổ công tác là lãnh đạo, chuyên viên các Ban, phòng, ngành cấp huyện. Ban Chỉ đạo huyện, các tổ công tác thường xuyên họp, đi cơ sở đôn đốc, chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn của các xã thị trấn, các đơn vị hoàn thiện tiêu chí huyện Nông thôn mới nâng cao.
134.jpg
Huyện đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ cùng với sự vào cuộc chung tay đóng góp của người dân, từ năm 2020 đến năm 2023 toàn huyện huy động 11.288 tỷ đồng, trong đó:Nguồn huy động từ Nhân dân gần 7.000 tỷ đồngchiếm 62%người dân đã hiến hàng 100 nghìn m2 đất, đóng góp hàng chục nghìn ngày công lao động, kết cấu hạ tầng được đầu tư đã thay đổi diện mạo Nông thôn, đáp ứng tiêu chí huyện Nông thôn mới nâng cao.
tx11.jpg
 Đến hết năm 2023, huyện Thọ Xuân có 100% xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, 14 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 02 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 03 thị trấn và đô thị Xuân Lai đạt chuẩn đô thị văn minh.
Xác định quy hoạch xây dựng vùng huyện là cơ sở quan trọng xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tạo lập không gian phát triển. Huyện đã tập trung lập quy hoạch vùng huyện đến năm 2040 và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phê duyệt năm 2019.
Để phù hợp với sự phát triển của huyện trong giai đoạn mới. Huyện Thọ Xuân đã lập điều chỉnh quy hoạch vùng huyện đến năm 2045 và đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt điều chỉnh năm 2023. Đồng thời, huyện tập trungchỉ đạo 30/30 đơn vị xã thị trấn hoàn thành phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2030.
 Hiện nay, Hệ thống quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn đã phù hợp với quy hoạch sử dụng đất giai đoạn đến 2030; các quy hoạch đã được lập, điều chỉnh phù hợp, đồng bộ, có tầm nhìn và tạo không gian phát triển cho cả chu kỳ dài hạn của huyện Thọ Xuân.
tx6.jpg
Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Thọ Xuân được đầu tư đồng bộ, hiện đại gồm đường bộ, đường sông và đường hàng không; hệ thống giao thông đối ngoại thông qua 04 tuyến Quốc lộ, 10 tuyến đường tỉnh kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh Thanh Hóa, của cả nước và quốc tế;
Hệ thống 08 đường huyện kết nối tới tất cả trung tâm hành chính các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; 100% tuyến đường đều đã được cứng hóa mặt đường, được đầu tư an toàn giao thông và trồng cây xanh.100% đường trục xã đạt chuẩn, 100% đường trục thôn được nhựa hóa, bê tông hóa; đường ngõ xóm đảm bảo sáng – xanh – sạch – đẹp.
tx38.jpg
So với năm 2019, có thêm 185 km đường giao thông được đầu tư nâng cấp mở rộng mặt đường, hệ thống rãnh thoát nước,trong đó: nâng cấp 71 km đường quốc lộ, nâng cấp 72 km đường tỉnh, nâng cấp 42 km tuyến đường huyện. Đã khởi công xây dựng mới thêm 07 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài 50 km, tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng; Tạo đột phá về hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị như tuyến đường thị trấn Thọ Xuân đi trung tâm hành chính mới; đường từ thị trấn Thọ Xuân đi đô thị Lam Sơn Sao Vàng; tuyến đường nối Quốc lộ 47 với Quốc lộ 47C; tuyến đường tỉnh 506B vùng tả; đường nối từ thị trấn Thọ Xuân với đườngQuốc lộ; tuyến đường Quảng Phú đi khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn.
tx46.jpg
Hệ thống thủy lợi huyện Thọ Xuân đáp ứng tưới chủ động trên 95% diện tích đất sản xuất. Thọ Xuân với 47,6 km đê Trung ương, 59,3 km đê địa phương, đến nay các điểm xung yếu cơ bản đã được cứng hóa. So với năm 2019, hệ thống công trình thủy lợi được đầu tư nâng cấp, sửa chữa thêm 03 hồ, 02 trạm bơm tưới; tu bổ, cải tạo thêm 17km đê Trung ương và 30km đê địa phương.
tx53.jpg
Cơ sở hạ tầng điện được đầu tư đảm bảo đạt chuẩn, Đến năm 2023, trên địa bàn huyện Thọ Xuân có 406 Trạm biến áp(tăng 151 Trạm biến áp so với năm 2019), đường dây trung áp 359 km; (Tăng 57 km so với năm 2019). Hệ thống điện chiếu sáng trên các tuyến đường toàn huyện đạt trên 80%; số hộ sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đạt 100%.
 Giáo dục Thọ Xuân luôn xếp trong tốp đầu của tỉnh; có nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia và đạt thủ khoa các trường đại học. Trên địa bàn huyện có 98,01% trường đạt chuẩn QG mức độ 1, dẫn đầu toàn tỉnh; 30,69% trường đạt chuẩn MĐ2.
Về Y tế: Đến nay, số người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn toàn huyện đạt tỷ lệ 97% (tăng 5,33% so với năm 2019). Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử, đạt 78,82%.

tx60.jpg
Huyện Thọ Xuân là vùng đất “đậm đặc” các di tích, di sản văn hóa, có 57 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, trong đó nổi bật là: Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn, Quần thể di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh và 02 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Trò diễn Xuân Phả, Lễ Hội đền thờ Lê Hoàn. 100% xã, thị trấn có nhà văn hóa thể thao; tất cả các thôn, khu phố có nhà văn hóa, các khu công cộng được đầu tư dụng cụ thể thao ngoài trời được người dân hưởng ứng cao, thường xuyên rèn luyện nâng cao sức khỏe.

tx133.jpg
100% số xã, thị trấn đều có điểm phục vụ bưu chính, đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất; 100% các địa phương thực hiện công tác chuyển đổi số để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành; Đã xây dựng mô hình xã thông minh.
Công tác cải cách hành chính, tập trung thực hiện nâng cao chất lượng phục vụ, hiện nay, tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến đạt trên 80%. Hàng năm công tác cải cách hành chính UBND huyện Thọ Xuân luôn được UBND tỉnh Thanh Hóa xếp loại xuất sắc.
Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; huyện Thọ Xuân chú trọng công tác phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho Nhân dân trên địa bàn.
Khu Nông nghiệp CNC lam Sơn- Sao vàng.jpg
 Về sản xuất nông nghiệp, Thọ Xuân là huyện luôn dẫn đầu của tỉnh về sản xuất nông nghiệp, nhất là Nông nghiệp công nghệ cao, qui mô lớn theo chuỗi giá trị.  Đã hình thành khu nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn Sao Vàngvới diện tích hơn 100ha, có hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại gồm: Nhà điều hành chuyển giao công nghệ, khu canh tác công nghệ cao, khu vườn thực nghiệm, khu vườn đa dạng sinh học, khu nhà nuôi cấy mô và các công trình phụ trợ khác, tổng kinh phí đầu tư hơn 250 tỷ đồng. Khu Nông nghiệp công nghệ cao chuyên nghiên cứu,áp dụng và chuyển giao các thành tựu về công nghệnhư: Mía đường, cây ăn quả, rau củ quả và Hoa. Ngoài ra, trên địa bàn các xã thị trấn còn có hơn 55 ha diện tích nhà màng, nhà lướiáp dụng công nghê cao. Đã có 24 sản phẩm được cấp mã số vùng trồng.  Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2023 đạt 4.024 tỷ đồng(gấp 1,3 lần năm 2019), tỷ lệ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 44,2%, Giá trị sản phẩm trên 01 ha diện tích đất canh tác đạt trên 146,5 triệu đồng, (gấp 1,5 lần năm 2019) 
tx105.jpg
Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, bảo đảm an toàn sinh học của các doanh nghiệp, trang trại, gia trại. Tổng đàn gia súc đạt trên 96 nghìn con (gấp 1,9 lần năm 2019). Tổng đàn gia cầm năm 2023 đạt trên 1,8 triệu con (gấp 1,7 lần năm 2019).
tx112.jpg
Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCop tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương, đến nay trên địa bàn huyện có 38 sản phẩm OCOP (đứng đầu cả tỉnh về số lượng), tăng 35 sản phẩm so với năm 2019; các sản phẩm OCOP đều được đưa lên sàn thương mại điện tử, các siêu thị, trung tâm thương mại.
Về phát triển công nghiệp, xây dựng: Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng năm 2023 đạt 11.696 tỷ đồng, (gấp 2,2 lần so với năm 2019). Từ năm 2019 đến nay, trên địa bàn huyện có thêm nhiều nhà máy, Công ty, xí nghiệp được đầu tư như: Nhà máy may Minh Anh Thọ Nguyên, Nhà máy giầy Rospot, nhà máy nước dinh dưỡng tế bào Mía, nhà máy sữa Gạo Lứt giàu Protein… đã thu hút được trên 22.000 lao động(gấp 2,7 lần so với năm 2019).
 tx113.jpg
Huyện Thọ Xuân có Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng có diện tích gần 540hađược Quy hoạch mở rộng diện tích lên 2.500 ha, sẽ trở thành trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra, Huyện đã Quy hoạch 8 Cụm công nghiệp với diện tích mỗi cụm 75ha, trong đó Cụm Công nghiệp Xuân Lai đã được đầu tư hoàn thành kết cấu hạ tầng và thu hút các nhà đầu tư. Có 3 cụm làng nghề được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đã được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng.
tx19.jpg
Về Thương mại dịch vụ: Giá trị sản xuất Thương mại dịch vụ năm 2023 đạt 5.876 tỷ đồng(gấp 1,6 lần so với năm 2019). Một số trung tâm thương mại được đầu tư xây dựng, hoàn thành và đi vào hoạt động, như: Siêu thị The city; Trung tâm thương mại Haco, Điện máy xanh, Media mart, FPT shop...Phát triển du lịch là lợi thế của huyện, Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cái nôi của khởi nghĩa Lam Sơntừ lâu đã đi vào tiềm thức người dân Việt như một điểm hẹn trở về với nguồn cội. Lễ hội Lê Hoàn và Tuần lễ Văn hóa, Du lịch, ẩm thực huyện Thọ Xuân được tổ chức hàng năm. Năm 2023, Thọ Xuân thu hút trên 1 triệu lượt khách đến tham quan. Dự án Khu Resort Sao Mai với tổng vốn đầu tư 1.400 tỷ đồng đi vào hoạt động đã đáp ứng được nhu cầu ăn, nghỉ của khách du lịch.
tx8.jpg
Huyện tăng cường kêu gọi xúc tiến đầu tư vào huyện, đã có hàng trăm dự án đầu tư trực tiếp vào địa bàn huyện với quy mô lớn, tạo đột phá phát triển huyện. Huyện Thọ Xuân luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn. Đặc biệt, sau 3 năm tỉnh Thanh Hóa công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI), Thọ Xuân là đơn vị đứng ở tốp đầu toàn tỉnh (2 năm liên tiếp đứng thứ Nhất). Đây cũng chính là dấu ấn đối với nhà đầu tư khi đến với Thọ Xuân, nơi có môi trường đầu tư tốt nhất tỉnh Thanh Hóa. 
tx118.jpg
Công tác bảo vệ môi trường được huyện đặc biệt quan tâm chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền vận động các hộ dân phân loại rác thải tại nguồn với mô hình xử lý bằng men vi sinh IMO, số lượng rác thải giảm từ 50-70% so với trước khi thực hiện phân loại và xử lý rác bằng men vi sinh”. Huyện đã đầu tư xây dựng 01 công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại thị trấn Thọ Xuânđã đi vào hoạt động thu gom, xử lý toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân; Đã có  01 mô hình điểm xử lý nước mặt liên hồ tại xã Bắc Lương, xung quanh hồ được tạo cảnh quan và không gian sinh hoạt cộng đồng, đang được nhân rộng trên địa bàn huyện 
Các phong trào thi đua xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao được MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội triển khai sâu rộng, tạo không khí thi đua sôi nổi khắp làng quê với nhiều phương pháp, cách làm sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương. Đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền để Nhân dân nắm vững và hiểu rõ Nhân dân là chủ thể xây dựng NTM, với phương châm: "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ". 
tx119.jpg
Phong trào xây dựng cảnh quan, môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; ngày chủ nhật xanh được duy trì thường xuyên, vệ sinh từ nhà ra ngõ, thực hiện sử dụng thùng rác đạt chuẩn. Đường trục xã, liên xã, đường trục thôn, liên thôn được trồng cây xanh; 100% các công trình công cộng được trồng hoa và cây bóng mát. Tỷ lệ đường xã, liên xã, liên thôn được xây dựng, lắp đặt hệ thống chiếu sáng đạt 98%. Xây dựng, công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, đảm bảo chất lượng đạt chuẩn, đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch tập trung đạt 39,8%; (tăng 33% so với năm 2019).
tx131.jpg
Về lĩnh vực Quốc phòng - An ninh: Hàng năm, huyện Thọ Xuân luôn dẫn đầu toàn tỉnh về số lượng giao quân. 100% các xã, thị trấn có trung đội dân quân cơ động và các thôn, khu phố trên địa bàn huyện có lực lượng dân quân tại chỗ. Công tác an ninh trật tự được đảm bảo, Năm 2022, 2023 huyện Thọ Xuân được Ban Chỉ đạo Tỉnh xếp loại “Xuất sắc” trong phong trào toàn dân bảo vệ Anh ninh tổ quốc.
Kết quả lấy phiếu ý kiến về sự hài lòng của người dân đạt tỉ lệ 99,84% hài lòng và rất hài lòng.Kết quả đó đã khẳng định sự đồng thuận rất cao của Nhân dân với các tiêu chí huyện Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
tx143.jpg
Vùng đất Thọ Xuân đang căng tràn xuân sắc nhờ những công trình, những con đường, những khu dân cư mới khang trang và rực rỡ. Phong trào xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao như luồng gió mát lành mang lại những đổi thay mạnh mẽ ở khắp các làng quê. Thọ Xuân đã trở thành một miền quê đáng sống. Phát huy kết quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc huyện Thọ Xuân tiếp tục xây dựng Nông thônmới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu gắn với phát triển đô thị, phấn đấu trước năm 2030 trở thành thị xã Thọ Xuân.
Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT Và DL huyện Thọ Xuân

Hành trình Thọ Xuân xây dựng huyện đạt chuẩn NTM nâng cao

Đăng lúc: 08/11/2024 10:26:33 (GMT+7)

 

Ngày 6/11/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1339/QĐ- TTg về việc công nhận huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Đây là huyện đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và khu vực Bắc Trung Bộ nói chung đạt chuẩn các tiêu chí của huyện NTM nâng cao.

tx.jpg
Huyện Thọ Xuân nằm ở phía Tây xứ Thanh; là vùng đất "địa linh, nhân kiệt", giàu truyền thống yêu nước, lịch sử, văn hóacách mạng; là quê hương Anh hùng dân tộc Lê Hoàn, Lê Lợi và nhiều danh nhân, danh tướng tài cao, chí lớn đã làm rạng danh quê hương, đất nước; nơi đây xưa từng là Kinh đô kháng chiến của nước Đại Việt thời Hậu Lê.
yen truong.jpg
Thọ Xuân cũng là một trong những "cái nôi" phong trào cách mạng của tỉnh Thanh Hóa nơi thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Tiếp nối, phát huy truyền thống quê hương,  Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thọ Xuân luôn đoàn kết, chung sức, đồng lòng đưa Thọ Xuân ngày càng phát triển đi lên.
tx9.jpg
Huyện Thọ Xuân cách Trung tâm thành phố Thanh Hoá 36km, cách khu kinh tế Nghi Sơn 60 km và cách Thủ đô Hà Nội 130km theo đường Hồ Chí Minh; có Cảng Hàng không Thọ Xuân được quy hoạch là cảng hàng không quốc tế. Thọ Xuân 30 xã, thị trấn với tổng diện tích gần 300 km2, dân số 197.574 người, Thọ Xuân là khu vực giao thoa về kinh tế - văn hóa giữa vùng đồng bằng - trung du và miền núi của tỉnh Thanh Hóa, là huyện có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của tỉnh Thanh Hoá.
bt.png
Để “tiếp sức” cho Thọ Xuân vươn mình, Ban Thường vụ tỉnh ủy Thanh Hoá ban hành Nghị quyết riêng về xây dựng phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêuhoàn thành huyện Nông thôn mới nâng cao năm 2023; trở thành thị xã Thọ Xuân trước năm 2030 và một trong những trung tâm kinh tế động lực của tỉnh, góp phần đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.
Với sự nỗ lực cố gắng, quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân cùng chung sức, đồng lòng Xây dựng Nông thôn mới. Năm 2019, huyện Thọ Xuân được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
btv2.png
Xác định xây dựng NTM chỉ có điểm khởi đầu mà không có điểm kết thúc, Ngay sau khi được công nhận huyện Nông thôn mới năm 2019; Huyện Thọ Xuân đặt ra mục tiêu cao hơn, quyết tâm cao hơn, nổ lực lớn hơn đó là xây dựng huyện Thọ Xuân đạt chuẩn huyện NTM nâng cao trong năm 2023, phấn đấu nằm trongTop đầu các huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong cả nước.
Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện được kiện toàn do đồng chí Bí thư Huyện uỷ làm Trưởng ban. Ban Chỉ đạo thành lập 03 Tổ công tác do 03 đồng chí Thường trực Huyện uỷ làm Tổ trưởng, thành viên các Tổ công tác là lãnh đạo, chuyên viên các Ban, phòng, ngành cấp huyện. Ban Chỉ đạo huyện, các tổ công tác thường xuyên họp, đi cơ sở đôn đốc, chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn của các xã thị trấn, các đơn vị hoàn thiện tiêu chí huyện Nông thôn mới nâng cao.
134.jpg
Huyện đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ cùng với sự vào cuộc chung tay đóng góp của người dân, từ năm 2020 đến năm 2023 toàn huyện huy động 11.288 tỷ đồng, trong đó:Nguồn huy động từ Nhân dân gần 7.000 tỷ đồngchiếm 62%người dân đã hiến hàng 100 nghìn m2 đất, đóng góp hàng chục nghìn ngày công lao động, kết cấu hạ tầng được đầu tư đã thay đổi diện mạo Nông thôn, đáp ứng tiêu chí huyện Nông thôn mới nâng cao.
tx11.jpg
 Đến hết năm 2023, huyện Thọ Xuân có 100% xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, 14 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 02 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 03 thị trấn và đô thị Xuân Lai đạt chuẩn đô thị văn minh.
Xác định quy hoạch xây dựng vùng huyện là cơ sở quan trọng xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tạo lập không gian phát triển. Huyện đã tập trung lập quy hoạch vùng huyện đến năm 2040 và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phê duyệt năm 2019.
Để phù hợp với sự phát triển của huyện trong giai đoạn mới. Huyện Thọ Xuân đã lập điều chỉnh quy hoạch vùng huyện đến năm 2045 và đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt điều chỉnh năm 2023. Đồng thời, huyện tập trungchỉ đạo 30/30 đơn vị xã thị trấn hoàn thành phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2030.
 Hiện nay, Hệ thống quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn đã phù hợp với quy hoạch sử dụng đất giai đoạn đến 2030; các quy hoạch đã được lập, điều chỉnh phù hợp, đồng bộ, có tầm nhìn và tạo không gian phát triển cho cả chu kỳ dài hạn của huyện Thọ Xuân.
tx6.jpg
Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Thọ Xuân được đầu tư đồng bộ, hiện đại gồm đường bộ, đường sông và đường hàng không; hệ thống giao thông đối ngoại thông qua 04 tuyến Quốc lộ, 10 tuyến đường tỉnh kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh Thanh Hóa, của cả nước và quốc tế;
Hệ thống 08 đường huyện kết nối tới tất cả trung tâm hành chính các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; 100% tuyến đường đều đã được cứng hóa mặt đường, được đầu tư an toàn giao thông và trồng cây xanh.100% đường trục xã đạt chuẩn, 100% đường trục thôn được nhựa hóa, bê tông hóa; đường ngõ xóm đảm bảo sáng – xanh – sạch – đẹp.
tx38.jpg
So với năm 2019, có thêm 185 km đường giao thông được đầu tư nâng cấp mở rộng mặt đường, hệ thống rãnh thoát nước,trong đó: nâng cấp 71 km đường quốc lộ, nâng cấp 72 km đường tỉnh, nâng cấp 42 km tuyến đường huyện. Đã khởi công xây dựng mới thêm 07 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài 50 km, tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng; Tạo đột phá về hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị như tuyến đường thị trấn Thọ Xuân đi trung tâm hành chính mới; đường từ thị trấn Thọ Xuân đi đô thị Lam Sơn Sao Vàng; tuyến đường nối Quốc lộ 47 với Quốc lộ 47C; tuyến đường tỉnh 506B vùng tả; đường nối từ thị trấn Thọ Xuân với đườngQuốc lộ; tuyến đường Quảng Phú đi khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn.
tx46.jpg
Hệ thống thủy lợi huyện Thọ Xuân đáp ứng tưới chủ động trên 95% diện tích đất sản xuất. Thọ Xuân với 47,6 km đê Trung ương, 59,3 km đê địa phương, đến nay các điểm xung yếu cơ bản đã được cứng hóa. So với năm 2019, hệ thống công trình thủy lợi được đầu tư nâng cấp, sửa chữa thêm 03 hồ, 02 trạm bơm tưới; tu bổ, cải tạo thêm 17km đê Trung ương và 30km đê địa phương.
tx53.jpg
Cơ sở hạ tầng điện được đầu tư đảm bảo đạt chuẩn, Đến năm 2023, trên địa bàn huyện Thọ Xuân có 406 Trạm biến áp(tăng 151 Trạm biến áp so với năm 2019), đường dây trung áp 359 km; (Tăng 57 km so với năm 2019). Hệ thống điện chiếu sáng trên các tuyến đường toàn huyện đạt trên 80%; số hộ sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đạt 100%.
 Giáo dục Thọ Xuân luôn xếp trong tốp đầu của tỉnh; có nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia và đạt thủ khoa các trường đại học. Trên địa bàn huyện có 98,01% trường đạt chuẩn QG mức độ 1, dẫn đầu toàn tỉnh; 30,69% trường đạt chuẩn MĐ2.
Về Y tế: Đến nay, số người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn toàn huyện đạt tỷ lệ 97% (tăng 5,33% so với năm 2019). Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử, đạt 78,82%.

tx60.jpg
Huyện Thọ Xuân là vùng đất “đậm đặc” các di tích, di sản văn hóa, có 57 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, trong đó nổi bật là: Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn, Quần thể di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh và 02 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Trò diễn Xuân Phả, Lễ Hội đền thờ Lê Hoàn. 100% xã, thị trấn có nhà văn hóa thể thao; tất cả các thôn, khu phố có nhà văn hóa, các khu công cộng được đầu tư dụng cụ thể thao ngoài trời được người dân hưởng ứng cao, thường xuyên rèn luyện nâng cao sức khỏe.

tx133.jpg
100% số xã, thị trấn đều có điểm phục vụ bưu chính, đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất; 100% các địa phương thực hiện công tác chuyển đổi số để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành; Đã xây dựng mô hình xã thông minh.
Công tác cải cách hành chính, tập trung thực hiện nâng cao chất lượng phục vụ, hiện nay, tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến đạt trên 80%. Hàng năm công tác cải cách hành chính UBND huyện Thọ Xuân luôn được UBND tỉnh Thanh Hóa xếp loại xuất sắc.
Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; huyện Thọ Xuân chú trọng công tác phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho Nhân dân trên địa bàn.
Khu Nông nghiệp CNC lam Sơn- Sao vàng.jpg
 Về sản xuất nông nghiệp, Thọ Xuân là huyện luôn dẫn đầu của tỉnh về sản xuất nông nghiệp, nhất là Nông nghiệp công nghệ cao, qui mô lớn theo chuỗi giá trị.  Đã hình thành khu nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn Sao Vàngvới diện tích hơn 100ha, có hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại gồm: Nhà điều hành chuyển giao công nghệ, khu canh tác công nghệ cao, khu vườn thực nghiệm, khu vườn đa dạng sinh học, khu nhà nuôi cấy mô và các công trình phụ trợ khác, tổng kinh phí đầu tư hơn 250 tỷ đồng. Khu Nông nghiệp công nghệ cao chuyên nghiên cứu,áp dụng và chuyển giao các thành tựu về công nghệnhư: Mía đường, cây ăn quả, rau củ quả và Hoa. Ngoài ra, trên địa bàn các xã thị trấn còn có hơn 55 ha diện tích nhà màng, nhà lướiáp dụng công nghê cao. Đã có 24 sản phẩm được cấp mã số vùng trồng.  Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2023 đạt 4.024 tỷ đồng(gấp 1,3 lần năm 2019), tỷ lệ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 44,2%, Giá trị sản phẩm trên 01 ha diện tích đất canh tác đạt trên 146,5 triệu đồng, (gấp 1,5 lần năm 2019) 
tx105.jpg
Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, bảo đảm an toàn sinh học của các doanh nghiệp, trang trại, gia trại. Tổng đàn gia súc đạt trên 96 nghìn con (gấp 1,9 lần năm 2019). Tổng đàn gia cầm năm 2023 đạt trên 1,8 triệu con (gấp 1,7 lần năm 2019).
tx112.jpg
Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCop tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương, đến nay trên địa bàn huyện có 38 sản phẩm OCOP (đứng đầu cả tỉnh về số lượng), tăng 35 sản phẩm so với năm 2019; các sản phẩm OCOP đều được đưa lên sàn thương mại điện tử, các siêu thị, trung tâm thương mại.
Về phát triển công nghiệp, xây dựng: Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng năm 2023 đạt 11.696 tỷ đồng, (gấp 2,2 lần so với năm 2019). Từ năm 2019 đến nay, trên địa bàn huyện có thêm nhiều nhà máy, Công ty, xí nghiệp được đầu tư như: Nhà máy may Minh Anh Thọ Nguyên, Nhà máy giầy Rospot, nhà máy nước dinh dưỡng tế bào Mía, nhà máy sữa Gạo Lứt giàu Protein… đã thu hút được trên 22.000 lao động(gấp 2,7 lần so với năm 2019).
 tx113.jpg
Huyện Thọ Xuân có Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng có diện tích gần 540hađược Quy hoạch mở rộng diện tích lên 2.500 ha, sẽ trở thành trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra, Huyện đã Quy hoạch 8 Cụm công nghiệp với diện tích mỗi cụm 75ha, trong đó Cụm Công nghiệp Xuân Lai đã được đầu tư hoàn thành kết cấu hạ tầng và thu hút các nhà đầu tư. Có 3 cụm làng nghề được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đã được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng.
tx19.jpg
Về Thương mại dịch vụ: Giá trị sản xuất Thương mại dịch vụ năm 2023 đạt 5.876 tỷ đồng(gấp 1,6 lần so với năm 2019). Một số trung tâm thương mại được đầu tư xây dựng, hoàn thành và đi vào hoạt động, như: Siêu thị The city; Trung tâm thương mại Haco, Điện máy xanh, Media mart, FPT shop...Phát triển du lịch là lợi thế của huyện, Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cái nôi của khởi nghĩa Lam Sơntừ lâu đã đi vào tiềm thức người dân Việt như một điểm hẹn trở về với nguồn cội. Lễ hội Lê Hoàn và Tuần lễ Văn hóa, Du lịch, ẩm thực huyện Thọ Xuân được tổ chức hàng năm. Năm 2023, Thọ Xuân thu hút trên 1 triệu lượt khách đến tham quan. Dự án Khu Resort Sao Mai với tổng vốn đầu tư 1.400 tỷ đồng đi vào hoạt động đã đáp ứng được nhu cầu ăn, nghỉ của khách du lịch.
tx8.jpg
Huyện tăng cường kêu gọi xúc tiến đầu tư vào huyện, đã có hàng trăm dự án đầu tư trực tiếp vào địa bàn huyện với quy mô lớn, tạo đột phá phát triển huyện. Huyện Thọ Xuân luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn. Đặc biệt, sau 3 năm tỉnh Thanh Hóa công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI), Thọ Xuân là đơn vị đứng ở tốp đầu toàn tỉnh (2 năm liên tiếp đứng thứ Nhất). Đây cũng chính là dấu ấn đối với nhà đầu tư khi đến với Thọ Xuân, nơi có môi trường đầu tư tốt nhất tỉnh Thanh Hóa. 
tx118.jpg
Công tác bảo vệ môi trường được huyện đặc biệt quan tâm chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền vận động các hộ dân phân loại rác thải tại nguồn với mô hình xử lý bằng men vi sinh IMO, số lượng rác thải giảm từ 50-70% so với trước khi thực hiện phân loại và xử lý rác bằng men vi sinh”. Huyện đã đầu tư xây dựng 01 công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại thị trấn Thọ Xuânđã đi vào hoạt động thu gom, xử lý toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân; Đã có  01 mô hình điểm xử lý nước mặt liên hồ tại xã Bắc Lương, xung quanh hồ được tạo cảnh quan và không gian sinh hoạt cộng đồng, đang được nhân rộng trên địa bàn huyện 
Các phong trào thi đua xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao được MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội triển khai sâu rộng, tạo không khí thi đua sôi nổi khắp làng quê với nhiều phương pháp, cách làm sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương. Đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền để Nhân dân nắm vững và hiểu rõ Nhân dân là chủ thể xây dựng NTM, với phương châm: "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ". 
tx119.jpg
Phong trào xây dựng cảnh quan, môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; ngày chủ nhật xanh được duy trì thường xuyên, vệ sinh từ nhà ra ngõ, thực hiện sử dụng thùng rác đạt chuẩn. Đường trục xã, liên xã, đường trục thôn, liên thôn được trồng cây xanh; 100% các công trình công cộng được trồng hoa và cây bóng mát. Tỷ lệ đường xã, liên xã, liên thôn được xây dựng, lắp đặt hệ thống chiếu sáng đạt 98%. Xây dựng, công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, đảm bảo chất lượng đạt chuẩn, đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch tập trung đạt 39,8%; (tăng 33% so với năm 2019).
tx131.jpg
Về lĩnh vực Quốc phòng - An ninh: Hàng năm, huyện Thọ Xuân luôn dẫn đầu toàn tỉnh về số lượng giao quân. 100% các xã, thị trấn có trung đội dân quân cơ động và các thôn, khu phố trên địa bàn huyện có lực lượng dân quân tại chỗ. Công tác an ninh trật tự được đảm bảo, Năm 2022, 2023 huyện Thọ Xuân được Ban Chỉ đạo Tỉnh xếp loại “Xuất sắc” trong phong trào toàn dân bảo vệ Anh ninh tổ quốc.
Kết quả lấy phiếu ý kiến về sự hài lòng của người dân đạt tỉ lệ 99,84% hài lòng và rất hài lòng.Kết quả đó đã khẳng định sự đồng thuận rất cao của Nhân dân với các tiêu chí huyện Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
tx143.jpg
Vùng đất Thọ Xuân đang căng tràn xuân sắc nhờ những công trình, những con đường, những khu dân cư mới khang trang và rực rỡ. Phong trào xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao như luồng gió mát lành mang lại những đổi thay mạnh mẽ ở khắp các làng quê. Thọ Xuân đã trở thành một miền quê đáng sống. Phát huy kết quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc huyện Thọ Xuân tiếp tục xây dựng Nông thônmới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu gắn với phát triển đô thị, phấn đấu trước năm 2030 trở thành thị xã Thọ Xuân.
Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT Và DL huyện Thọ Xuân

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Thị Trấn Lam Sơn, khu phố Phúc Lâm, Thị Trấn Lam Sơn, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378935380
Email: email@gmail.com