Những nội dung cơ bản của Luật căn cước
QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG VÀ GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
I. Đối tượng áp dụng
Theo quy định tại Điều 2, Luật này áp dụng đối với công dân Việt Nam; người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
II. Giải thích từ ngữ
Theo quy định tại Điều 3, trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Căn cước là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học của một người.
2. Nhân dạng là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để nhận diện, phân biệt người này với người khác.
3. Sinh trắc học là những thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học cá biệt và ổn định của một người để nhận diện, phân biệt người này với người khác.
4. Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam (sau đây gọi là người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch) là người đang sinh sống tại Việt Nam, không có giấy tờ, tài liệu chứng minh có quốc tịch Việt Nam và nước khác nhưng có cùng dòng máu về trực hệ với người đã từng có quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống.
5.Tàng thư căn cước là hệ thống hồ sơ, tài liệu về căn cước, được phân loại, sắp xếp, lưu trữ, quản lý theo trình tự nhất định để tra cứu và khai thác thông tin.
6. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu dùng chung, tập hợp thông tin của công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được số hóa, chuẩn hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
7. Cơ sở dữ liệu căn cước là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về căn cước của công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được số hóa, chuẩn hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước về căn cước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
8. Cơ sở dữ liệu chuyên ngành là tập hợp thông tin về một hoặc một số lĩnh vực quản lý nhất định của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được số hóa, chuẩn hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước theo chuyên ngành và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
9. Cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước là tập hợp phần cứng, phần mềm và hệ quản trị cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc sản xuất, thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền đưa, trao đổi và chia sẻ thông tin về dân cư và căn cước.
10. Cơ quan quản lý căn cước là cơ quan được Bộ Công an giao thực hiện nhiệm vụ quản lý căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử.
11. Thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.
12. Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.
13. Danh tính điện tử của công dân Việt Nam(sau đây gọi là danh tính điện tử) là một số thông tin sau đây của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước cho phép xác định duy nhất người đó trên môi trường điện tử thông qua hệ thống định danh và xác thực điện tử và để tạo lập căn cước điện tử:
a) Số định danh cá nhân;
b) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
c) Ngày, tháng, năm sinh;
d) Giới tính;
đ) Ảnh khuôn mặt;
e) Vân tay.
14. Hệ thống định danh và xác thực điện tử là hệ thống thông tin để thực hiện đăng ký, tạo lập, quản lý tài khoản định danh điện tử và thực hiện xác thực điện tử.
15. Định danh điện tử đối với công dân Việt Nam là hoạt động đăng ký, đối soát, gắn danh tính điện tử và cấp căn cước điện tử cho một công dân.
16. Xác thực điện tử đối với danh tính điện tử của công dân Việt Nam là hoạt động xác nhận, khẳng định tính chính xác của danh tính điện tử thông qua việc khai thác, đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cướcqua hệ thống định danh và xác thực điện tử.
17. Căn cước điện tử là căn cước của công dân Việt Nam được thể hiện thông qua tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.
18. Ứng dụng định danh quốc gia là ứng dụng trên thiết bị số để phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử, phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân.
19. Trung tâm dữ liệu quốc gia là nơi tập hợp, lưu trữ, xử lý, điều phối thông tin, dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin để cung cấp các ứng dụng liên quan đến dữ liệu và cơ sở hạ tầng thông tin theo quy định của Chính phủ.
QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM, NGƯỜI GỐC VIỆT NAM CHƯA XÁC ĐỊNH ĐƯỢC QUỐC TỊCH
Câu hỏi: Công dân Việt Nam có những quyền gì về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5, công dân Việt Nam có quyền sau đây:
a) Được bảo vệ dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước cập nhật, điều chỉnh thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, thẻ căn cước, căn cước điện tử theo quy định của pháp luật về căn cước;
c) Được xác lập số định danh cá nhân của công dân Việt Nam; được cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo quy định của Luật này; được xác nhận thông tin về căn cước, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
d) Sử dụng thẻ căn cước, căn cước điện tử trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp;
đ) Khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.
Câu hỏi: Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có những quyền gì về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có quyền sau đây:
a) Được bảo vệ dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước cập nhật, điều chỉnh thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật về căn cước;
c) Được xác lập số định danh cá nhân của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch; được cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước theo quyđịnh của Luật này;
d) Sử dụng giấy chứng nhận căn cước trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp;
đ) Khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.
Câu hỏi: Công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có những nghĩa vụ gì về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 5, công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có nghĩa vụ sau đây:
a) Làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật về căn cước; bảo quản thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước đã được cấp;
b) Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu của mình để cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước, thẻ căn cước, căn cước điện tử theo quy định của pháp luật về căn cước;
c) Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu của mình đã thay đổi so với thông tin trên thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước khi thực hiện giao dịch có liên quan và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của thông tin, tài liệu;
d) Xuất trình thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước hoặc cung cấp số định danh cá nhân khi người có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật;
đ) Nộp thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cấp đổi, bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước theo quy định của Luật này.
QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CĂN CƯỚC, TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ CĂN CƯỚC VÀ CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM
Câu hỏi: Nguyên tắc quản lý căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước là gì?
Trả lời:
Tại Điều 4 của Luật, nguyên tắc quản lý căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước được quy định như sau:
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân.
4. Thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời; quản lý tập trung, thống nhất, chặt chẽ, duy trì, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng hiệu quả, lưu trữ lâu dài.
Câu hỏi: Cơ quan quản lý căn cước có những trách nhiệm gì?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 6, cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm như sau:
1. Thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước đầy đủ, chính xác, kịp thời.
2. Niêm yết công khai và hướng dẫn các thủ tục hành chính liên quan đến căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử.
4. Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu về người dân khi được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu theo quy định của pháp luật.
5. Cấp, quản lý căn cước điện tử; cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước theo quy định của Luật này.
6. Quản lý về định danh và xác thực điện tử.
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về căn cước theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi: Trong Luật Căn cước, các hành vi nào bị nghiêm cấm?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 7, các hành vi bị nghiêm cấm gồm:
1. Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước trái quy định của pháp luật.
2. Giữ thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước trái quy định của pháp luật.
3. Nhũng nhiễu, gây phiền hà, phân biệt đối xử khi giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.
4. Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về căn cước, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp không chính xác, cung cấp trái quy định của pháp luật các thông tin, tài liệu về căn cước hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.
5. Không thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này.
6. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi khác gây cản trở, rối loạn hoạt động của cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử.
7. Làm giả, sửa chữa, cố ý làm sai lệch nội dung thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước của người khác; thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước; sử dụng thẻ căn cước giả, căn cước điện tử giả, giấy chứng nhận căn cước giả.
8. Truy nhập, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán hoặc thực hiện các hoạt động khác liên quan đến xử lý dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử trái quy định của pháp luật.
9. Khai thác, chia sẻ, mua, bán, trao đổi, chiếm đoạt, sử dụng trái phép thông tin, dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử.
QUY ĐỊNH VỀ THU THẬP, CẬP NHẬT, ĐIỀU CHỈNH, QUẢN LÝ, KẾT NỐI, CHIA SẺ, KHAI THÁC THÔNG TIN TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ
Câu hỏi: Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm những gì?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 9, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm:
1. Họ, chữ đệm và tên khai sinh.
2. Tên gọi khác.
3. Số định danh cá nhân.
4. Ngày, tháng, năm sinh.
5. Giới tính.
6. Nơi sinh.
7. Nơi đăng ký khai sinh.
8. Quê quán.
9. Dân tộc.
10. Tôn giáo.
11. Quốc tịch.
12. Nhóm máu.
13. Số chứng minh nhân dân 09 số.
14. Ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng của thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân 12 số đã được cấp.
15. Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, con, người đại diện hợp pháp, người được đại diện.
16. Nơi thường trú.
17. Nơi tạm trú.
18. Nơi ở hiện tại.
19. Tình trạng khai báo tạm vắng.
20. Số hồ sơ cư trú.
21. Tình trạng hôn nhân.
22. Mối quan hệ với chủ hộ.
23. Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình.
24. Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
25. Số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử.
26. Thông tin khác theo quy định của Chính phủ.
Câu hỏi: Việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện như thế nào?
Trả lời: Điều 10 của Luật quy định về việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
1. Thông tin quy định tại Điều 9 của Luật này được thu thập, cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ tàng thư do lực lượng Công an nhân dân quản lý và Cơ sở dữ liệu căn cước, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác, cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp thông tin quy định tại các khoản 1, 4, 5, 7, 8, 9 và 11 Điều 9 của Luật này chưa có hoặc chưa đầy đủ thì cơ quan quản lý căn cước yêu cầu người dân cung cấp.
3. Cơ quan quản lý căn cước phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm tra thông tin khi thu thập, cập nhật, điều chỉnh để bảo đảm tính chính xác, thống nhất.
4. Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, pháp luật về an ninh mạng và pháp luật về an toàn thông tin mạng.
5. Phương thức khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm:
a) Kết nối, chia sẻ trực tiếp giữa cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu khác, trung tâm dữ liệu quốc gia với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc theo các phương thức khác của Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam;
b) Cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an;
c) Văn bản cung cấp thông tin;
d) Ứng dụng định danh quốc gia;
đ) Nền tảng định danh và xác thực điện tử;
e) Phương thức khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
6. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đó.
7. Cá nhân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
8. Tổ chức và cá nhân không thuộc quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này khi khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và cá nhân là chủ thể của thông tin được khai thác. Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại khoản 9 Điều này.
9. Người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi khai thác thông tin của mình thông qua người đại diện hợp pháp.
Việc khai thác thông tin của người bị tuyên bố mất tích do người đại diện hợp pháp của người đó quyết định.
Việc khai thác thông tin của người đã chết do người được xác định là người thừa kế của người đó quyết định.
10. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra, thống nhất thông tin về cá nhân.
11. Chính phủ quy định chi tiết các khoản 1, 2, 3, 5 và 9 Điều này; quy định trình tự, thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
QUY ĐỊNH VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ
Câu hỏi: Việc xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cần bảo đảm các yêu cầu gì?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 8, yêu cầu xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm:
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng và quản lý tập trung, thống nhất tại cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, định mức kinh tế - kỹ thuật, bảo đảm hoạt động ổn định, liên tục.
3. Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân, thuận lợi cho việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh, khai thác, sử dụng.
4. Bảo đảm kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu khác, trung tâm dữ liệu quốc gia và cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.
5. Bảo đảm quyền khai thác thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
6. Bảo đảm lưu trữ đầy đủ thông tin của người dân trong các lần thu thập, cập nhật, điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu.
Câu hỏi: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có mối quan hệ với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trung tâm dữ liệu quốc gia, cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính như thế nào?
Trả lời: Điều 11 của Luật quy định về mối quan hệ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trung tâm dữ liệu quốc gia, cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính như sau:
1. Cơ quan, tổ chức quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khi có một trong các thông tin của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải thực hiện kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Cơ quan quản lý căn cước chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho cơ quan, tổ chức quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Cơ quan quản lý cổng dịch vụ công hoặc cơ quan quản lý hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp Bộ, cấp tỉnh khi có kết quả giải quyết thủ tục hành chính đối với các thông tin quy định tại Điều 9 của Luật này có trách nhiệm chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước; cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đầy đủ, chính xác, kịp thời.
4. Trường hợp thông tin của cá nhân trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành không thống nhất với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan hoặc cá nhân đó để kiểm tra các thông tin và cập nhật, điều chỉnh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành bảo đảm chính xác, thống nhất.
5. Việc kết nối, chia sẻ, cập nhật, điều chỉnh, khai thác, sử dụng thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan, tổ chức phải bảo đảm hiệu quả, an toàn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Câu hỏi: Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam được quy định như thế nào?
Trả lời: Điều 12 của Luật quy định về số định danh cá nhân của công dân Việt Nam như sau:
1. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam là dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho công dân Việt Nam.
2. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và xác lập cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác.
3. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam dùng để cấp thẻ căn cước, khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trung tâm dữ liệu quốc gia và cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.
4. Chính phủ quy định việc xác lập, hủy, xác lập lại số định danh cá nhân của công dân Việt Nam.
Câu hỏi: Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm gì trong việc cung cấp, thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
Trả lời: Điều 13 quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc cung cấp, thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ quy trình cung cấp, thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu;
b) Bảo đảm việc cung cấp, thu thập thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời;
c) Thông báo kịp thời thông tin của người dân khi có sự thay đổi hoặc chưa chính xác cho cơ quan quản lý căn cước.
2. Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra thông tin, tài liệu của người dân; thường xuyên theo dõi, cập nhật, điều chỉnh thông tin;
b) Giữ gìn, bảo vệ thông tin, tài liệu có liên quan; không được sửa chữa, tẩy xóa hoặc làm hư hỏng tài liệu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin đã cập nhật, điều chỉnh.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức quản lý việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh, lưu trữ thông tin, tài liệu;
b) Kiểm tra, chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cập nhật, điều chỉnh, lưu trữ.
QUY ĐỊNH VỀ THU THẬP, CẬP NHẬT, ĐIỀU CHỈNH, QUẢN LÝ, KẾT NỐI, CHIA SẺ, KHAI THÁC THÔNG TIN TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU CĂN CƯỚC
Câu hỏi: Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm những gì?
Trả lời: Điều 15 của Luật quy định thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm:
1. Thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 18, khoản 24 và khoản 25 Điều 9 của Luật này.
2. Thông tin nhân dạng.
3. Thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói.
4. Nghề nghiệp, trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu.
5. Trạng thái của căn cước điện tử. Trạng thái của căn cước điện tử được thể hiện dưới hình thức khóa, mở khóa và các mức độ định danh điện tử.
Câu hỏi: Việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được thực hiện như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 16, thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được thu thập, cập nhật, điều chỉnh,quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác như sau:
1. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được thu thập, cập nhật, điều chỉnh từ các nguồn sau đây:
a) Từ việc kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác;
b) Từ tàng thư căn cước; hồ sơ cấp, quản lý thẻ căn cước; hồ sơ cấp, quản lý giấy chứng nhận căn cước;
c) Từ cá nhân là chủ thể của thông tin, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
d) Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước.
2. Chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được quy định như sau:
a) Cơ sở dữ liệu căn cước được chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác do Bộ Công an quản lý để phục vụ công tác quản lý dân cư, quản lý căn cước và đấu tranh phòng, chống tội phạm;
b) Việc chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước với cơ sở dữ liệu khác ngoài cơ sở dữ liệu quy định tại điểm a khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được quy định như sau:
a) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ thông qua việc chia sẻ thông tin quy định tại khoản 2 Điều này hoặc thông qua hình thức gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin đến cơ quan quản lý căn cước;
b) Cá nhân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua hình thức gửi yêu cầu cung cấp thông tin đến cơ quan quản lý căn cước;
c) Tổ chức và cá nhân không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này khi khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu căn cước phải gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin đến cơ quan quản lý căn cước và phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước, cá nhân là chủ thể của thông tin được khai thác. Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại điểm d khoản này;
d) Người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi khai thác thông tin của mình thông qua người đại diện hợp pháp.
Việc khai thác thông tin của người bị tuyên bố mất tích do người đại diện hợp pháp của người đó quyết định.
Việc khai thác thông tin của người đã chết do người được xác định là người thừa kế của người đó quyết định.
4. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền cho phép khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 và khoản 3 Điều này.
Tin cùng chuyên mục
-
Nghị định quy định về dịch vụ Karaoke, kinh doanh vũ trường
10/01/2025 08:34:11 -
Quy trình cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên cả nước từ 1/10/2024
30/12/2024 11:00:00 -
Thông tư số 10/2024/TTBVHTT&DL
30/12/2024 10:57:24 -
Quyết định Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành;
27/12/2024 09:14:30
Những nội dung cơ bản của Luật căn cước
QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG VÀ GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
I. Đối tượng áp dụng
Theo quy định tại Điều 2, Luật này áp dụng đối với công dân Việt Nam; người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
II. Giải thích từ ngữ
Theo quy định tại Điều 3, trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Căn cước là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học của một người.
2. Nhân dạng là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để nhận diện, phân biệt người này với người khác.
3. Sinh trắc học là những thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học cá biệt và ổn định của một người để nhận diện, phân biệt người này với người khác.
4. Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam (sau đây gọi là người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch) là người đang sinh sống tại Việt Nam, không có giấy tờ, tài liệu chứng minh có quốc tịch Việt Nam và nước khác nhưng có cùng dòng máu về trực hệ với người đã từng có quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống.
5.Tàng thư căn cước là hệ thống hồ sơ, tài liệu về căn cước, được phân loại, sắp xếp, lưu trữ, quản lý theo trình tự nhất định để tra cứu và khai thác thông tin.
6. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu dùng chung, tập hợp thông tin của công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được số hóa, chuẩn hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
7. Cơ sở dữ liệu căn cước là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về căn cước của công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được số hóa, chuẩn hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước về căn cước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
8. Cơ sở dữ liệu chuyên ngành là tập hợp thông tin về một hoặc một số lĩnh vực quản lý nhất định của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được số hóa, chuẩn hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước theo chuyên ngành và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
9. Cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước là tập hợp phần cứng, phần mềm và hệ quản trị cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc sản xuất, thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền đưa, trao đổi và chia sẻ thông tin về dân cư và căn cước.
10. Cơ quan quản lý căn cước là cơ quan được Bộ Công an giao thực hiện nhiệm vụ quản lý căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử.
11. Thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.
12. Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.
13. Danh tính điện tử của công dân Việt Nam(sau đây gọi là danh tính điện tử) là một số thông tin sau đây của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước cho phép xác định duy nhất người đó trên môi trường điện tử thông qua hệ thống định danh và xác thực điện tử và để tạo lập căn cước điện tử:
a) Số định danh cá nhân;
b) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
c) Ngày, tháng, năm sinh;
d) Giới tính;
đ) Ảnh khuôn mặt;
e) Vân tay.
14. Hệ thống định danh và xác thực điện tử là hệ thống thông tin để thực hiện đăng ký, tạo lập, quản lý tài khoản định danh điện tử và thực hiện xác thực điện tử.
15. Định danh điện tử đối với công dân Việt Nam là hoạt động đăng ký, đối soát, gắn danh tính điện tử và cấp căn cước điện tử cho một công dân.
16. Xác thực điện tử đối với danh tính điện tử của công dân Việt Nam là hoạt động xác nhận, khẳng định tính chính xác của danh tính điện tử thông qua việc khai thác, đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cướcqua hệ thống định danh và xác thực điện tử.
17. Căn cước điện tử là căn cước của công dân Việt Nam được thể hiện thông qua tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.
18. Ứng dụng định danh quốc gia là ứng dụng trên thiết bị số để phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử, phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân.
19. Trung tâm dữ liệu quốc gia là nơi tập hợp, lưu trữ, xử lý, điều phối thông tin, dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin để cung cấp các ứng dụng liên quan đến dữ liệu và cơ sở hạ tầng thông tin theo quy định của Chính phủ.
QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM, NGƯỜI GỐC VIỆT NAM CHƯA XÁC ĐỊNH ĐƯỢC QUỐC TỊCH
Câu hỏi: Công dân Việt Nam có những quyền gì về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5, công dân Việt Nam có quyền sau đây:
a) Được bảo vệ dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước cập nhật, điều chỉnh thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, thẻ căn cước, căn cước điện tử theo quy định của pháp luật về căn cước;
c) Được xác lập số định danh cá nhân của công dân Việt Nam; được cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo quy định của Luật này; được xác nhận thông tin về căn cước, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
d) Sử dụng thẻ căn cước, căn cước điện tử trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp;
đ) Khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.
Câu hỏi: Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có những quyền gì về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có quyền sau đây:
a) Được bảo vệ dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước cập nhật, điều chỉnh thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật về căn cước;
c) Được xác lập số định danh cá nhân của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch; được cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước theo quyđịnh của Luật này;
d) Sử dụng giấy chứng nhận căn cước trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp;
đ) Khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.
Câu hỏi: Công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có những nghĩa vụ gì về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 5, công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có nghĩa vụ sau đây:
a) Làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật về căn cước; bảo quản thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước đã được cấp;
b) Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu của mình để cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước, thẻ căn cước, căn cước điện tử theo quy định của pháp luật về căn cước;
c) Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu của mình đã thay đổi so với thông tin trên thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước khi thực hiện giao dịch có liên quan và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của thông tin, tài liệu;
d) Xuất trình thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước hoặc cung cấp số định danh cá nhân khi người có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật;
đ) Nộp thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cấp đổi, bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước theo quy định của Luật này.
QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CĂN CƯỚC, TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ CĂN CƯỚC VÀ CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM
Câu hỏi: Nguyên tắc quản lý căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước là gì?
Trả lời:
Tại Điều 4 của Luật, nguyên tắc quản lý căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước được quy định như sau:
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân.
4. Thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời; quản lý tập trung, thống nhất, chặt chẽ, duy trì, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng hiệu quả, lưu trữ lâu dài.
Câu hỏi: Cơ quan quản lý căn cước có những trách nhiệm gì?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 6, cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm như sau:
1. Thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước đầy đủ, chính xác, kịp thời.
2. Niêm yết công khai và hướng dẫn các thủ tục hành chính liên quan đến căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử.
4. Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu về người dân khi được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu theo quy định của pháp luật.
5. Cấp, quản lý căn cước điện tử; cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước theo quy định của Luật này.
6. Quản lý về định danh và xác thực điện tử.
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về căn cước theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi: Trong Luật Căn cước, các hành vi nào bị nghiêm cấm?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 7, các hành vi bị nghiêm cấm gồm:
1. Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước trái quy định của pháp luật.
2. Giữ thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước trái quy định của pháp luật.
3. Nhũng nhiễu, gây phiền hà, phân biệt đối xử khi giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.
4. Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về căn cước, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp không chính xác, cung cấp trái quy định của pháp luật các thông tin, tài liệu về căn cước hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.
5. Không thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này.
6. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi khác gây cản trở, rối loạn hoạt động của cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử.
7. Làm giả, sửa chữa, cố ý làm sai lệch nội dung thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước của người khác; thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước; sử dụng thẻ căn cước giả, căn cước điện tử giả, giấy chứng nhận căn cước giả.
8. Truy nhập, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán hoặc thực hiện các hoạt động khác liên quan đến xử lý dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử trái quy định của pháp luật.
9. Khai thác, chia sẻ, mua, bán, trao đổi, chiếm đoạt, sử dụng trái phép thông tin, dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử.
QUY ĐỊNH VỀ THU THẬP, CẬP NHẬT, ĐIỀU CHỈNH, QUẢN LÝ, KẾT NỐI, CHIA SẺ, KHAI THÁC THÔNG TIN TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ
Câu hỏi: Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm những gì?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 9, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm:
1. Họ, chữ đệm và tên khai sinh.
2. Tên gọi khác.
3. Số định danh cá nhân.
4. Ngày, tháng, năm sinh.
5. Giới tính.
6. Nơi sinh.
7. Nơi đăng ký khai sinh.
8. Quê quán.
9. Dân tộc.
10. Tôn giáo.
11. Quốc tịch.
12. Nhóm máu.
13. Số chứng minh nhân dân 09 số.
14. Ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng của thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân 12 số đã được cấp.
15. Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, con, người đại diện hợp pháp, người được đại diện.
16. Nơi thường trú.
17. Nơi tạm trú.
18. Nơi ở hiện tại.
19. Tình trạng khai báo tạm vắng.
20. Số hồ sơ cư trú.
21. Tình trạng hôn nhân.
22. Mối quan hệ với chủ hộ.
23. Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình.
24. Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
25. Số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử.
26. Thông tin khác theo quy định của Chính phủ.
Câu hỏi: Việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện như thế nào?
Trả lời: Điều 10 của Luật quy định về việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
1. Thông tin quy định tại Điều 9 của Luật này được thu thập, cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ tàng thư do lực lượng Công an nhân dân quản lý và Cơ sở dữ liệu căn cước, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác, cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp thông tin quy định tại các khoản 1, 4, 5, 7, 8, 9 và 11 Điều 9 của Luật này chưa có hoặc chưa đầy đủ thì cơ quan quản lý căn cước yêu cầu người dân cung cấp.
3. Cơ quan quản lý căn cước phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm tra thông tin khi thu thập, cập nhật, điều chỉnh để bảo đảm tính chính xác, thống nhất.
4. Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, pháp luật về an ninh mạng và pháp luật về an toàn thông tin mạng.
5. Phương thức khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm:
a) Kết nối, chia sẻ trực tiếp giữa cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu khác, trung tâm dữ liệu quốc gia với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc theo các phương thức khác của Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam;
b) Cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an;
c) Văn bản cung cấp thông tin;
d) Ứng dụng định danh quốc gia;
đ) Nền tảng định danh và xác thực điện tử;
e) Phương thức khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
6. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đó.
7. Cá nhân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
8. Tổ chức và cá nhân không thuộc quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này khi khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và cá nhân là chủ thể của thông tin được khai thác. Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại khoản 9 Điều này.
9. Người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi khai thác thông tin của mình thông qua người đại diện hợp pháp.
Việc khai thác thông tin của người bị tuyên bố mất tích do người đại diện hợp pháp của người đó quyết định.
Việc khai thác thông tin của người đã chết do người được xác định là người thừa kế của người đó quyết định.
10. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra, thống nhất thông tin về cá nhân.
11. Chính phủ quy định chi tiết các khoản 1, 2, 3, 5 và 9 Điều này; quy định trình tự, thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
QUY ĐỊNH VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ
Câu hỏi: Việc xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cần bảo đảm các yêu cầu gì?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 8, yêu cầu xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm:
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng và quản lý tập trung, thống nhất tại cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, định mức kinh tế - kỹ thuật, bảo đảm hoạt động ổn định, liên tục.
3. Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân, thuận lợi cho việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh, khai thác, sử dụng.
4. Bảo đảm kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu khác, trung tâm dữ liệu quốc gia và cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.
5. Bảo đảm quyền khai thác thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
6. Bảo đảm lưu trữ đầy đủ thông tin của người dân trong các lần thu thập, cập nhật, điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu.
Câu hỏi: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có mối quan hệ với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trung tâm dữ liệu quốc gia, cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính như thế nào?
Trả lời: Điều 11 của Luật quy định về mối quan hệ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trung tâm dữ liệu quốc gia, cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính như sau:
1. Cơ quan, tổ chức quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khi có một trong các thông tin của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải thực hiện kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Cơ quan quản lý căn cước chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho cơ quan, tổ chức quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Cơ quan quản lý cổng dịch vụ công hoặc cơ quan quản lý hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp Bộ, cấp tỉnh khi có kết quả giải quyết thủ tục hành chính đối với các thông tin quy định tại Điều 9 của Luật này có trách nhiệm chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước; cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đầy đủ, chính xác, kịp thời.
4. Trường hợp thông tin của cá nhân trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành không thống nhất với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan hoặc cá nhân đó để kiểm tra các thông tin và cập nhật, điều chỉnh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành bảo đảm chính xác, thống nhất.
5. Việc kết nối, chia sẻ, cập nhật, điều chỉnh, khai thác, sử dụng thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan, tổ chức phải bảo đảm hiệu quả, an toàn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Câu hỏi: Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam được quy định như thế nào?
Trả lời: Điều 12 của Luật quy định về số định danh cá nhân của công dân Việt Nam như sau:
1. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam là dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho công dân Việt Nam.
2. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và xác lập cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác.
3. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam dùng để cấp thẻ căn cước, khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trung tâm dữ liệu quốc gia và cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.
4. Chính phủ quy định việc xác lập, hủy, xác lập lại số định danh cá nhân của công dân Việt Nam.
Câu hỏi: Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm gì trong việc cung cấp, thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
Trả lời: Điều 13 quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc cung cấp, thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ quy trình cung cấp, thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu;
b) Bảo đảm việc cung cấp, thu thập thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời;
c) Thông báo kịp thời thông tin của người dân khi có sự thay đổi hoặc chưa chính xác cho cơ quan quản lý căn cước.
2. Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra thông tin, tài liệu của người dân; thường xuyên theo dõi, cập nhật, điều chỉnh thông tin;
b) Giữ gìn, bảo vệ thông tin, tài liệu có liên quan; không được sửa chữa, tẩy xóa hoặc làm hư hỏng tài liệu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin đã cập nhật, điều chỉnh.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức quản lý việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh, lưu trữ thông tin, tài liệu;
b) Kiểm tra, chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cập nhật, điều chỉnh, lưu trữ.
QUY ĐỊNH VỀ THU THẬP, CẬP NHẬT, ĐIỀU CHỈNH, QUẢN LÝ, KẾT NỐI, CHIA SẺ, KHAI THÁC THÔNG TIN TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU CĂN CƯỚC
Câu hỏi: Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm những gì?
Trả lời: Điều 15 của Luật quy định thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm:
1. Thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 18, khoản 24 và khoản 25 Điều 9 của Luật này.
2. Thông tin nhân dạng.
3. Thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói.
4. Nghề nghiệp, trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu.
5. Trạng thái của căn cước điện tử. Trạng thái của căn cước điện tử được thể hiện dưới hình thức khóa, mở khóa và các mức độ định danh điện tử.
Câu hỏi: Việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được thực hiện như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 16, thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được thu thập, cập nhật, điều chỉnh,quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác như sau:
1. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được thu thập, cập nhật, điều chỉnh từ các nguồn sau đây:
a) Từ việc kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác;
b) Từ tàng thư căn cước; hồ sơ cấp, quản lý thẻ căn cước; hồ sơ cấp, quản lý giấy chứng nhận căn cước;
c) Từ cá nhân là chủ thể của thông tin, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
d) Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước.
2. Chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được quy định như sau:
a) Cơ sở dữ liệu căn cước được chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác do Bộ Công an quản lý để phục vụ công tác quản lý dân cư, quản lý căn cước và đấu tranh phòng, chống tội phạm;
b) Việc chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước với cơ sở dữ liệu khác ngoài cơ sở dữ liệu quy định tại điểm a khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được quy định như sau:
a) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ thông qua việc chia sẻ thông tin quy định tại khoản 2 Điều này hoặc thông qua hình thức gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin đến cơ quan quản lý căn cước;
b) Cá nhân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua hình thức gửi yêu cầu cung cấp thông tin đến cơ quan quản lý căn cước;
c) Tổ chức và cá nhân không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này khi khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu căn cước phải gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin đến cơ quan quản lý căn cước và phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước, cá nhân là chủ thể của thông tin được khai thác. Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại điểm d khoản này;
d) Người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi khai thác thông tin của mình thông qua người đại diện hợp pháp.
Việc khai thác thông tin của người bị tuyên bố mất tích do người đại diện hợp pháp của người đó quyết định.
Việc khai thác thông tin của người đã chết do người được xác định là người thừa kế của người đó quyết định.
4. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền cho phép khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 và khoản 3 Điều này.
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 02378935380
Email: email@gmail.com