HIẾN MÔ, TẠNG MỘT NGHĨA CỬ CAO ĐẸP - CHO ĐI LÀ CÒN MÃI
HIẾN MÔ, TẠNG MỘT NGHĨA CỬ CAO ĐẸP - CHO ĐI LÀ CÒN MÃI
Kính thưa quý vị và các bạn! “Một ngày nào đó nếu không may chết não, qua đời, ước mong khi trở về cát bụi, chúng ta vẫn có thể tiếp tục thắp sáng, viết tiếp cuộc đời của nhiều người khác”, đây là chia sẻ của GS,TS Trịnh Hồng Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Ðức, Giám đốc Trung tâm Ðiều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
Ghép tạng là 1 trong 10 phát minh vĩ đại nhất của nhân loại trong thế kỉ 20, là thành tựu kỳ diệu nhất của y học Việt Nam và cũng là biện pháp duy nhất để cứu sống người bệnh giai đoạn cuối. Tại Việt Nam, hiện có hơn 10 nghìn người suy tạng (gan, thận) cần ghép; khoảng 300 nghìn người bị bệnh lý giác mạc mà không có giác mạc thay thế. Trong khi đó, cả nước đã có 18 trung tâm ghép tạng và trình độ ghép tạng ở nước ta được đánh giá ngang tầm với các trung tâm ghép tạng hàng đầu thế giới. Các bác sĩ đã thực hiện thành công việc ghép gan, tim, phổi, thận, tụy cho biết: Điều khó khăn nhất hiện nay vẫn là thiếu nguồn tạng để ghép, rất nhiều người bệnh đang phải đấu tranh duy trì sự sống từng ngày, chờ đợi được ghép.
Xác định nhiệm vụ vận động hiến mô, tạng, hiến bộ phận cơ thể người là việc làm khó, hội Chữ thập xã Thọ Xương đã tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia đăng ký hiến hiến mô, tạng, hiến bộ phận cơ thể người; tổ chức tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ hội, tình nguyện viên Hội chữ thập đỏ về công tác vận động hiến mô, tạng. hiến mô, tạng, đã có sự chuyển biến tích cực, tạo hiệu ứng và lan tỏa rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân. Từ hành động đầy ắp tính nhân văn, nhân đạo cao cả đã làm lay động nhiều con tim của người dân trên địa bàn xã.
Một người hiến tạng có thể cứu sống được 8 đến 10 người khác. Vì vậy, việc đăng ký hiến mô, tạng người không chỉ thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc mà còn thể hiện tinh thần tương thân, tương ái cao cả. món quà đó phải được trao một cách công bằng cho tất cả mọi người, không phân biệt giàu nghèo vì ai cũng có quyền được sống, quyền được chữa bệnh, pháp luật quy định và thiết lập sự bình đẳng đó.
Mọi người đã nhận thức được tầm quan trọng của việc hiến mô, cơ thể người, hiến xác khi qua đời là một nghĩa cử thiêng liêng và cao quý, vì trong cuộc đời không ai biết trước được điều gì sẻ xảy ra, con người ai cũng phải ra đi nhưng nếu ai biết dành lại những gì cho người sống, đang chờ đợi những người chết não cho một phần cơ thể mình là để lại mãi mãi trong tim người còn sống.
Chuyện hiến tạng giờ đây chẳng còn quá xa lạ hay "đáng sợ" với nhiều người, nó đã đi sâu vào nhận thức của mỗi người dân. Từ những câu chuyện cảm động về sự tự nguyện hiến mô, tạng như cô bé Hải An hơn 7 tuổi ở Hà Nội hiến tặng giác mạc sau khi qua đời vì căn bệnh ung thư, hai người mù đã được nhận giác mạc của bé sau ca ghép tại Bệnh viện Mắt T.Ư đều đã nhìn thấy ánh sáng trở lại. Hành động hiến tặng mô tạng thể hiện tình yêu của người ở lại với người ra đi.
Ngoài ý nghĩa cao đẹp, người đăng ký hiến mô, tạng còn được hưởng những quyền lợi như: Người đã hiến mô khi còn sống được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế; Người hiến mô sau khi chết (Giác mạc) sẽ được tôn vinh, gia đình người hiến giác mạc sẽ được trao tặng bằng ghi nhận nghĩa cử cao đẹp, thân nhân người hiến tặng giác mạc sẽ được ưu tiên trong khám, chữa mắt và đặc biệt được ưu tiên ghép giác mạc trong trường hợp họ bị mắc bệnh về giác mạc và cần phải ghép thay thế; Người đã hiến tạng sau khi chết, chết não, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.
Để Phong trào hiến mô, tạng trên địa bàn thị trấn được lan tỏa mạnh hơn nữa, mỗi cán bộ, hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ cần tuyên truyền sâu rộng đến người dân về nghĩa cử cao đẹp và những quyền lợi của người đăng ký tự nguyện hiến mô, tạng.
Tin cùng chuyên mục
-
Nghị định quy định về dịch vụ Karaoke, kinh doanh vũ trường
10/01/2025 08:34:11 -
Quy trình cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên cả nước từ 1/10/2024
30/12/2024 11:00:00 -
Thông tư số 10/2024/TTBVHTT&DL
30/12/2024 10:57:24 -
Quyết định Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành;
27/12/2024 09:14:30
HIẾN MÔ, TẠNG MỘT NGHĨA CỬ CAO ĐẸP - CHO ĐI LÀ CÒN MÃI
HIẾN MÔ, TẠNG MỘT NGHĨA CỬ CAO ĐẸP - CHO ĐI LÀ CÒN MÃI
Kính thưa quý vị và các bạn! “Một ngày nào đó nếu không may chết não, qua đời, ước mong khi trở về cát bụi, chúng ta vẫn có thể tiếp tục thắp sáng, viết tiếp cuộc đời của nhiều người khác”, đây là chia sẻ của GS,TS Trịnh Hồng Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Ðức, Giám đốc Trung tâm Ðiều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
Ghép tạng là 1 trong 10 phát minh vĩ đại nhất của nhân loại trong thế kỉ 20, là thành tựu kỳ diệu nhất của y học Việt Nam và cũng là biện pháp duy nhất để cứu sống người bệnh giai đoạn cuối. Tại Việt Nam, hiện có hơn 10 nghìn người suy tạng (gan, thận) cần ghép; khoảng 300 nghìn người bị bệnh lý giác mạc mà không có giác mạc thay thế. Trong khi đó, cả nước đã có 18 trung tâm ghép tạng và trình độ ghép tạng ở nước ta được đánh giá ngang tầm với các trung tâm ghép tạng hàng đầu thế giới. Các bác sĩ đã thực hiện thành công việc ghép gan, tim, phổi, thận, tụy cho biết: Điều khó khăn nhất hiện nay vẫn là thiếu nguồn tạng để ghép, rất nhiều người bệnh đang phải đấu tranh duy trì sự sống từng ngày, chờ đợi được ghép.
Xác định nhiệm vụ vận động hiến mô, tạng, hiến bộ phận cơ thể người là việc làm khó, hội Chữ thập xã Thọ Xương đã tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia đăng ký hiến hiến mô, tạng, hiến bộ phận cơ thể người; tổ chức tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ hội, tình nguyện viên Hội chữ thập đỏ về công tác vận động hiến mô, tạng. hiến mô, tạng, đã có sự chuyển biến tích cực, tạo hiệu ứng và lan tỏa rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân. Từ hành động đầy ắp tính nhân văn, nhân đạo cao cả đã làm lay động nhiều con tim của người dân trên địa bàn xã.
Một người hiến tạng có thể cứu sống được 8 đến 10 người khác. Vì vậy, việc đăng ký hiến mô, tạng người không chỉ thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc mà còn thể hiện tinh thần tương thân, tương ái cao cả. món quà đó phải được trao một cách công bằng cho tất cả mọi người, không phân biệt giàu nghèo vì ai cũng có quyền được sống, quyền được chữa bệnh, pháp luật quy định và thiết lập sự bình đẳng đó.
Mọi người đã nhận thức được tầm quan trọng của việc hiến mô, cơ thể người, hiến xác khi qua đời là một nghĩa cử thiêng liêng và cao quý, vì trong cuộc đời không ai biết trước được điều gì sẻ xảy ra, con người ai cũng phải ra đi nhưng nếu ai biết dành lại những gì cho người sống, đang chờ đợi những người chết não cho một phần cơ thể mình là để lại mãi mãi trong tim người còn sống.
Chuyện hiến tạng giờ đây chẳng còn quá xa lạ hay "đáng sợ" với nhiều người, nó đã đi sâu vào nhận thức của mỗi người dân. Từ những câu chuyện cảm động về sự tự nguyện hiến mô, tạng như cô bé Hải An hơn 7 tuổi ở Hà Nội hiến tặng giác mạc sau khi qua đời vì căn bệnh ung thư, hai người mù đã được nhận giác mạc của bé sau ca ghép tại Bệnh viện Mắt T.Ư đều đã nhìn thấy ánh sáng trở lại. Hành động hiến tặng mô tạng thể hiện tình yêu của người ở lại với người ra đi.
Ngoài ý nghĩa cao đẹp, người đăng ký hiến mô, tạng còn được hưởng những quyền lợi như: Người đã hiến mô khi còn sống được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế; Người hiến mô sau khi chết (Giác mạc) sẽ được tôn vinh, gia đình người hiến giác mạc sẽ được trao tặng bằng ghi nhận nghĩa cử cao đẹp, thân nhân người hiến tặng giác mạc sẽ được ưu tiên trong khám, chữa mắt và đặc biệt được ưu tiên ghép giác mạc trong trường hợp họ bị mắc bệnh về giác mạc và cần phải ghép thay thế; Người đã hiến tạng sau khi chết, chết não, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.
Để Phong trào hiến mô, tạng trên địa bàn thị trấn được lan tỏa mạnh hơn nữa, mỗi cán bộ, hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ cần tuyên truyền sâu rộng đến người dân về nghĩa cử cao đẹp và những quyền lợi của người đăng ký tự nguyện hiến mô, tạng.
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 02378935380
Email: email@gmail.com