Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
132543

PHƯƠNG ÁN SX VỤ CHIÊM XUÂN 2021

Ngày 05/01/2021 09:47:16

    UỶ BAN NHÂN DÂN                             CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM
  THỊ TRẤN LAM SƠN                                            Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                  BAN CHỈ ĐẠO SẢN XUẤT
 
                   Số: …./PA-UBND                                             TT Lam Sơn, ngày 21 tháng 12 năm 2020
 
                                                      PHƯƠNG ÁN
 Sản xuất vụ chiêm xuân năm  2020 - 2021
 
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG NĂM 2020
 
I.Tình hình sản xuất vụ đông năm  2020 và biện pháp chỉ đạo tiếp theo.
1. Tình hình sản xuất.
Sản xuất vụ đông năm 2020 trong điều kiện tương đối thuận lợi, đầu vụ thời tiết khô ráo thuận lợi cho việc làm đất gieo trồng đến cuối tháng 9 đầu tháng 10  mưa xen kẻ đất ướt nên không thể mở rộng gieo trồng các loại cây màu, tổng diện tích gieo trồng cây màu vụ đông 119 ha, trong đó:
- Cây ngô: Tổng diện tích 29 ha
Trong đó: Cây ngô trên đất hai lúa 19 ha, cây ngô trên đât bãi 10 ha.
- Cây khoai lang, khoai tây, cây có củ 05 ha.
- Rau màu các loại cây trồng khác 85 ha.
     2. Tình hình hiện nay.
- Cây ngô đang trong giai đoạn chín sáp cần quan tâm phòng trừ bệnh vi khuẩn, bệnh khô vằn, sâu keo mùa thu phá hại đảm bảo an toàn để có thu hoạch tối đa. Các loại cây rau màu khác phát triển tốt
                 3. Những biện pháp chỉ đạo tiếp theo               
                Để đảm bảo sản xuất vụ đông 2020 đạt kết quả cao trong sản xuất, Ban chỉ đạo sản xuất đề nghị các đơn vị thôn nông nghiệp, HTX dịch vụ nông nghiệp cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp sau:
                - Tập trung chăm sóc, tưới, tiêu.
+ Theo dõi sát tình hình thời tiết, chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả các điều kiện thời tiết bất thuận xảy ra; tập trung chăm sóc cây màu vụ đông.
                + Trên cây ngô: Chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân tiếp tục chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để đạt hiệu quả cao nhất.
               - Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng trừ sâu bệnh.
                + Tập trung chỉ đạo công tác phòng trừ sâu bệnh cuối vụ: Tăng cường kiểm tra thăm đồng để phát hiện, dự tính, dự báo tình hình phát sinh gây hại của các đối tượng gây hại cây trồng; đồng thời phổ biến, hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời và hiệu quả, bảo vệ an toàn cho cây trồng vụ đông 2020.
                - Thu hoạch nhanh gọn cây màu vụ đông
                + Tổ chức đánh giá, năng suất, sản lượng cây trồng, đánh giá kết quả và bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo điều hành sản xuất.
               + Chỉ đạo thu hoạch nhanh gọn các loại cây trồng vụ đông để phòng tránh, giảm nhẹ tổn thất trong quá trình thu hoạch và phơi sấy; đồng thời tạo điều kiện giải phóng đất kịp thời vụ để gieo trồng vụ Chiêm Xuân năm 2020 - 2021.
                                                        Phần thứ hai
PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN NĂM 2020 - 2021.
I. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN .
1.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền và các ban ngành đoàn thể, kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất trong những năm qua là điều kiện thuận lợi cho chỉ đạo tổ chức thực hiện sản xuất vụ chiêm xuân năm 2020 - 2021.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật nhất là hệ thống kênh mương và các trạm bơm liên tục được đầu tư tu sữa chữa.
- Các tiến bộ KHKT ứng dụng trong chăm bón, phòng trừ sâu – bệnh, cơ giới hóa đồng bộ ngày càng được phổ biến rộng phát huy hiệu quả.
- Sản xuất vụ chiêm xuân thường là vụ đem lại năng xuất và hiệu quả cao nên nhân dân tập trung đầu tư cho thâm canh chăm sóc.
2.Khó khăn:
- Thời tiết biến đổi phức tạp khó lường. Diễn biến của các loại sâu, bệnh hại ngày càng gia tăng khó kiểm soát đặc biệt là các đối tượng như bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ và rầy nâu.
- Gía cả  các vật tư đầu vào, công lao động đang ngày càng cao.
- Vẫn còn một bộ phận nhân dân bảo thủ, không tuân thủ các khâu trong sản xuất như tự ý thay đổi cơ cấu giống, chăm sóc tùy tiện, không quan tâm thực hiện các hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh.
- Chương trình cơ giới hóa đồng bộ còn nhiều hạn chế các khâu đều phải tuân thủ quy trình nghiệm ngặt trong điều kiện thời tiết khó lường, nhân lực lao động có kiến thức để thực hiện còn thiếu, trong quá trình tổ chức thực hiện nhiều lúc chưa có sự phối hợp  nhịp nhàng.
II. MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN.
1.Mục tiêu:
Tổng diện tích gieo trồng là 366 ha trong đó:
- Cây Lúa: Tổng diện tích  179 ha.
- Cây ngô: Diện tích gieo trồng 24 ha.
- Cay lạc: Tổng diện tích 05 ha.
- Cay lấy củ (Khoai lang, sắn, khoai sọ, dong riềng…) 30 ha.
- Cây rau mầu các loại 128 ha.
2.Cơ cấu:
 - Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương Ban chỉ đạo sản xuất dự kiến đưa ra định hướng cơ cấu tập trung các giống cùng trà cơ cấu theo vùng cụ thể như sau.
- Cây lúa:  Tập trung chủ yếu vào các loại giống VNR20, TBR225, KH 336 (Đưa vào khảo nghiệm) Q5, Thái Xuyên (Hạn chế sử dụng giống lúa Bắc Thịnh)
- Cây ngô: Trên chân đất chuyên màu, đất lúa khó khăn về nước tưới chuyển trồng ngô, sử dụng các giống: CP333, DK6818, DK6919S, B265;  trên chân đất bãi ven sông, sử dụng các giống NK4300, NK 4300 BT/GT, PAC 339.
- Cây lạc: Cơ cấu các giống cao sản như: L14, L18.
3.Thời vụ gieo trồng.
*Cây lúa:
- Gieo mạ từ ngày 01 – 03/01/2021
- Xuống đồng gieo cấy từ  ngày 20/01/2021
 - Cây ngô gieo tỉa từ ngày 05 – 25/02/2021.
- Cây lạc gieo tỉa từ  ngày 05 20/02/2021.
                * Trong quá trình sản xuất cần thự hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật
                - Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật ngâm ủ mạ, gieo cấy đúng mật độ, bón phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh, nhất là khâu phòng trừ cho mạ trước khi cấy. Diện tích mạ phải được che phủ nilon, không gieo mạ và cấy vào những ngày trời rét đậm dưới 160C.
                - Chọn giống rau màu (ngô, đậu tương, các loại rau, đậu, ...) có năng suất cao phù hợp trong khung thời vụ, có thị trường tiêu thụ và tập trung bón phân N-P-K cân đối ngay ở giai đoạn cây con đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
          - Công tác thủy lợi: HTX dich vụ nông nghiệp chủ động xây dưng phương án chống hạn, chống úng cho cây trồng,  đồng thời chủ động tu sửa máy bơm sẵn sàng phục vụ nước tưới khi hạn hán, lũ lụt xảy ra, tăng cường công tác tiêu thoát nước sớm để bảo vệ lúa và mùa màng đảm bảo an toàn về diện tích, năng suất sản lượng, cung ứng giống, phân bón theo phương án cần đấu mối sớm với các công ty giống có uy tín chất lượng giống đảm bảo, giống đúng chủng loại.
                * Các biện pháp xử lý đất, ngâm ủ hạt giống.
                Khẩn trương xử lý đất ngay sau khi thu hoạch cây trồng  vụ đông, những diện tích không trồng cây vụ đông, khẩn trương cày ải, vệ sinh đồng ruộng, nhằm hạn chế độc tố trong đất, ngộ độc hữu cơ, hạn chế tối đa sâu bệnh phát sinh, gây hại.
                Vệ sinh đồng ruộng, cày lật đất, bón vôi bột từ 25 - 30kg/sào để trung hòa độ chua trong đất, diệt trừ hiệu quả các nấm bệnh, trứng sâu còn tồn dư hoặc xử lý các chế phẩm Trichodecma lượng từ 1-2 kg, xử lý trước khi cấy từ 7 - 10 ngày.
                - Xử lý hạt giống. Nhằm tiêu diệt mầm mống sâu bệnh trên hạt giống bằng 01 trong 02 cách sau.
                Xử lý bằng nước nóng 540C (3 sôi 2 lạnh) trong thời gian từ 15 - 20 phút, có tác dụng diệt trừ nấm bệnh, tuyến trùng trên hạt giống, tạo cho hạn giống hút nước nhanh, sau dó tiếp tục đổ nước sạch vào ngâm bình thường theo quy trình.
                Xử lý bằng nước vôi: Ngâm hạt giống vào nước vôi trong 2% (dùng 0.2 kg vôi hòa tan trong 10 lít nước), gạn lấy nước trong đem xử lý hạt giống từ 8 - 10 giờ, sau đó vớt ra đãi sạch, tiến hành ngâm ủ.
                - Kỷ thuật ngâm ủ.
                Thời gian ngâm ủ hạt giống từ 18 - 24 giờ  (đối với lúa lai), 36 - 48 giờ (đối với lúa thuần) cho nước ngập trên hạt giống ít nhất 20 cm, cứ 8 - 10 giờ thay nước một lần. Hạt thóc đủ tiêu chuẩn đem ra ủ phải no nước, mép hạt hơi sưng, vỏ trấu trong suốt. Đem đã sạch, để ráo, ủ vào trong bao vải hoặc trong thúng, phủ bao vải lên trên miệng thúng.
                Ủ ấm tạo nhiệt ngay từ ban đầu, đảm bảo nhiệt độ 30 - 320C, độ ẩm 85 - 90%. Trong quá trình ủ kiểm tra, nếu thấy hạt giống khô thì phải phun nước ấm. trộn đều, nếu quá nóng, có mùi chua đãi sạch, tránh hiện tượng bốc nóng làm hỏng hạt giống. Khi mầm dài bằng 1/2 hạt thóc, dễ dài bằng hạt thóc thì đem gieo.
                - Làm đất gieo mạ, chăm sóc và phòng chống rét cho mạ.
                Đất mạ cày bừa kỹ, sạch cỏ dại. Bón lót 7 - 10 kg phân chuồng ủ mục, 0,5 kg sunpe lân cho 10 m2 đất mạ. Lê luống rộng 1 - 1,2 m, mặt luống trang phẳng, không đọng nước. Gieo vào chiều tối, gieo đều, gieo thưa để cây mạ to, khỏe, gieo mạnh tay cho mộng lún sâu (kín hạt).
                Đảm bảo 100% diện tích mạ được che phủ nilon, đảm bảo chiều cao vòm nilon từ 60 cm trở lên, trên diện tích mạ phải đảm bảo độ ẩm để chống rét, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn.
                Rắc cho bếp lên mặt luống (tro đốt bằng rơm, trấu), bón bổ sung phân chuồng hoai mục, phân lân (lân ngâm trong nước giải để tưới). Tuyệt đối không bón đạm hoặc phân bón lá cho mạ. Khi mạ được trên 1,5 lá, nếu thời tiết thuận lợi, ban ngày có thể mở 2 đầu nilon để luyện mạ, đồng thời phun phòng cho mạ bằng  một trong các loại thuốc: Rigent, Tilt super, Benlate.
4.Tổ chức chỉ đạo thực hiện :
                - Để giành thắng lợi toàn diện trong sản xuất vụ Chiêm Xuân  2020 - 2021 cả về diện tích, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế đòi hỏi trong công tác lãnh, chỉ đạo phải hết sức khẩn trương, chủ động, chuẩn bị mọi phương án, giải pháp để đối phó kịp thời với những khó khăn, bất lợi có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Phân công trách nhiệm cụ thểcho từng thành viên trong ban chỉ đạo, bám sát cơ sở để chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, chủ động khắc phục có hiệu quả những bất thường có thể xảy ra trong quá trình tổ chức sản xuất, cũng cố và nâng cao chất lượng dịch vụ cho các HTX dịch vụ nông nghiệp.
                - Tăng cường công tác tuyên truyền đến cán bộ và nhân dân, quán triệt tư tưởng chỉ đạo trong sản xuất, tìm mọi phương pháp tối ưu nhất, chỉ đạo thắng lợi sản xuất vụ Chiêm Xuân2020 - 2021.
 
Nơi nhận:                                                                                               TM UBND THỊ TRẤN LAM SƠN
- Ban chỉ đạo huyện (B/c)                                                     TRƯỞNG BCĐ SẢN XUẤT
- Đảng uỷ - HĐND  (B/c)
 - Thành viên BCĐSX;
- Trưởng các ban ngành đoàn thể;
- Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
- Các ông (bà) trưởng thôn;
- Lưu VP Ban chỉ đạo;                                                              Trịnh Việt Trung
 
 
 

PHƯƠNG ÁN SX VỤ CHIÊM XUÂN 2021

Đăng lúc: 05/01/2021 09:47:16 (GMT+7)

    UỶ BAN NHÂN DÂN                             CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM
  THỊ TRẤN LAM SƠN                                            Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                  BAN CHỈ ĐẠO SẢN XUẤT
 
                   Số: …./PA-UBND                                             TT Lam Sơn, ngày 21 tháng 12 năm 2020
 
                                                      PHƯƠNG ÁN
 Sản xuất vụ chiêm xuân năm  2020 - 2021
 
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG NĂM 2020
 
I.Tình hình sản xuất vụ đông năm  2020 và biện pháp chỉ đạo tiếp theo.
1. Tình hình sản xuất.
Sản xuất vụ đông năm 2020 trong điều kiện tương đối thuận lợi, đầu vụ thời tiết khô ráo thuận lợi cho việc làm đất gieo trồng đến cuối tháng 9 đầu tháng 10  mưa xen kẻ đất ướt nên không thể mở rộng gieo trồng các loại cây màu, tổng diện tích gieo trồng cây màu vụ đông 119 ha, trong đó:
- Cây ngô: Tổng diện tích 29 ha
Trong đó: Cây ngô trên đất hai lúa 19 ha, cây ngô trên đât bãi 10 ha.
- Cây khoai lang, khoai tây, cây có củ 05 ha.
- Rau màu các loại cây trồng khác 85 ha.
     2. Tình hình hiện nay.
- Cây ngô đang trong giai đoạn chín sáp cần quan tâm phòng trừ bệnh vi khuẩn, bệnh khô vằn, sâu keo mùa thu phá hại đảm bảo an toàn để có thu hoạch tối đa. Các loại cây rau màu khác phát triển tốt
                 3. Những biện pháp chỉ đạo tiếp theo               
                Để đảm bảo sản xuất vụ đông 2020 đạt kết quả cao trong sản xuất, Ban chỉ đạo sản xuất đề nghị các đơn vị thôn nông nghiệp, HTX dịch vụ nông nghiệp cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp sau:
                - Tập trung chăm sóc, tưới, tiêu.
+ Theo dõi sát tình hình thời tiết, chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả các điều kiện thời tiết bất thuận xảy ra; tập trung chăm sóc cây màu vụ đông.
                + Trên cây ngô: Chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân tiếp tục chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để đạt hiệu quả cao nhất.
               - Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng trừ sâu bệnh.
                + Tập trung chỉ đạo công tác phòng trừ sâu bệnh cuối vụ: Tăng cường kiểm tra thăm đồng để phát hiện, dự tính, dự báo tình hình phát sinh gây hại của các đối tượng gây hại cây trồng; đồng thời phổ biến, hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời và hiệu quả, bảo vệ an toàn cho cây trồng vụ đông 2020.
                - Thu hoạch nhanh gọn cây màu vụ đông
                + Tổ chức đánh giá, năng suất, sản lượng cây trồng, đánh giá kết quả và bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo điều hành sản xuất.
               + Chỉ đạo thu hoạch nhanh gọn các loại cây trồng vụ đông để phòng tránh, giảm nhẹ tổn thất trong quá trình thu hoạch và phơi sấy; đồng thời tạo điều kiện giải phóng đất kịp thời vụ để gieo trồng vụ Chiêm Xuân năm 2020 - 2021.
                                                        Phần thứ hai
PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN NĂM 2020 - 2021.
I. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN .
1.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền và các ban ngành đoàn thể, kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất trong những năm qua là điều kiện thuận lợi cho chỉ đạo tổ chức thực hiện sản xuất vụ chiêm xuân năm 2020 - 2021.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật nhất là hệ thống kênh mương và các trạm bơm liên tục được đầu tư tu sữa chữa.
- Các tiến bộ KHKT ứng dụng trong chăm bón, phòng trừ sâu – bệnh, cơ giới hóa đồng bộ ngày càng được phổ biến rộng phát huy hiệu quả.
- Sản xuất vụ chiêm xuân thường là vụ đem lại năng xuất và hiệu quả cao nên nhân dân tập trung đầu tư cho thâm canh chăm sóc.
2.Khó khăn:
- Thời tiết biến đổi phức tạp khó lường. Diễn biến của các loại sâu, bệnh hại ngày càng gia tăng khó kiểm soát đặc biệt là các đối tượng như bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ và rầy nâu.
- Gía cả  các vật tư đầu vào, công lao động đang ngày càng cao.
- Vẫn còn một bộ phận nhân dân bảo thủ, không tuân thủ các khâu trong sản xuất như tự ý thay đổi cơ cấu giống, chăm sóc tùy tiện, không quan tâm thực hiện các hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh.
- Chương trình cơ giới hóa đồng bộ còn nhiều hạn chế các khâu đều phải tuân thủ quy trình nghiệm ngặt trong điều kiện thời tiết khó lường, nhân lực lao động có kiến thức để thực hiện còn thiếu, trong quá trình tổ chức thực hiện nhiều lúc chưa có sự phối hợp  nhịp nhàng.
II. MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN.
1.Mục tiêu:
Tổng diện tích gieo trồng là 366 ha trong đó:
- Cây Lúa: Tổng diện tích  179 ha.
- Cây ngô: Diện tích gieo trồng 24 ha.
- Cay lạc: Tổng diện tích 05 ha.
- Cay lấy củ (Khoai lang, sắn, khoai sọ, dong riềng…) 30 ha.
- Cây rau mầu các loại 128 ha.
2.Cơ cấu:
 - Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương Ban chỉ đạo sản xuất dự kiến đưa ra định hướng cơ cấu tập trung các giống cùng trà cơ cấu theo vùng cụ thể như sau.
- Cây lúa:  Tập trung chủ yếu vào các loại giống VNR20, TBR225, KH 336 (Đưa vào khảo nghiệm) Q5, Thái Xuyên (Hạn chế sử dụng giống lúa Bắc Thịnh)
- Cây ngô: Trên chân đất chuyên màu, đất lúa khó khăn về nước tưới chuyển trồng ngô, sử dụng các giống: CP333, DK6818, DK6919S, B265;  trên chân đất bãi ven sông, sử dụng các giống NK4300, NK 4300 BT/GT, PAC 339.
- Cây lạc: Cơ cấu các giống cao sản như: L14, L18.
3.Thời vụ gieo trồng.
*Cây lúa:
- Gieo mạ từ ngày 01 – 03/01/2021
- Xuống đồng gieo cấy từ  ngày 20/01/2021
 - Cây ngô gieo tỉa từ ngày 05 – 25/02/2021.
- Cây lạc gieo tỉa từ  ngày 05 20/02/2021.
                * Trong quá trình sản xuất cần thự hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật
                - Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật ngâm ủ mạ, gieo cấy đúng mật độ, bón phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh, nhất là khâu phòng trừ cho mạ trước khi cấy. Diện tích mạ phải được che phủ nilon, không gieo mạ và cấy vào những ngày trời rét đậm dưới 160C.
                - Chọn giống rau màu (ngô, đậu tương, các loại rau, đậu, ...) có năng suất cao phù hợp trong khung thời vụ, có thị trường tiêu thụ và tập trung bón phân N-P-K cân đối ngay ở giai đoạn cây con đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
          - Công tác thủy lợi: HTX dich vụ nông nghiệp chủ động xây dưng phương án chống hạn, chống úng cho cây trồng,  đồng thời chủ động tu sửa máy bơm sẵn sàng phục vụ nước tưới khi hạn hán, lũ lụt xảy ra, tăng cường công tác tiêu thoát nước sớm để bảo vệ lúa và mùa màng đảm bảo an toàn về diện tích, năng suất sản lượng, cung ứng giống, phân bón theo phương án cần đấu mối sớm với các công ty giống có uy tín chất lượng giống đảm bảo, giống đúng chủng loại.
                * Các biện pháp xử lý đất, ngâm ủ hạt giống.
                Khẩn trương xử lý đất ngay sau khi thu hoạch cây trồng  vụ đông, những diện tích không trồng cây vụ đông, khẩn trương cày ải, vệ sinh đồng ruộng, nhằm hạn chế độc tố trong đất, ngộ độc hữu cơ, hạn chế tối đa sâu bệnh phát sinh, gây hại.
                Vệ sinh đồng ruộng, cày lật đất, bón vôi bột từ 25 - 30kg/sào để trung hòa độ chua trong đất, diệt trừ hiệu quả các nấm bệnh, trứng sâu còn tồn dư hoặc xử lý các chế phẩm Trichodecma lượng từ 1-2 kg, xử lý trước khi cấy từ 7 - 10 ngày.
                - Xử lý hạt giống. Nhằm tiêu diệt mầm mống sâu bệnh trên hạt giống bằng 01 trong 02 cách sau.
                Xử lý bằng nước nóng 540C (3 sôi 2 lạnh) trong thời gian từ 15 - 20 phút, có tác dụng diệt trừ nấm bệnh, tuyến trùng trên hạt giống, tạo cho hạn giống hút nước nhanh, sau dó tiếp tục đổ nước sạch vào ngâm bình thường theo quy trình.
                Xử lý bằng nước vôi: Ngâm hạt giống vào nước vôi trong 2% (dùng 0.2 kg vôi hòa tan trong 10 lít nước), gạn lấy nước trong đem xử lý hạt giống từ 8 - 10 giờ, sau đó vớt ra đãi sạch, tiến hành ngâm ủ.
                - Kỷ thuật ngâm ủ.
                Thời gian ngâm ủ hạt giống từ 18 - 24 giờ  (đối với lúa lai), 36 - 48 giờ (đối với lúa thuần) cho nước ngập trên hạt giống ít nhất 20 cm, cứ 8 - 10 giờ thay nước một lần. Hạt thóc đủ tiêu chuẩn đem ra ủ phải no nước, mép hạt hơi sưng, vỏ trấu trong suốt. Đem đã sạch, để ráo, ủ vào trong bao vải hoặc trong thúng, phủ bao vải lên trên miệng thúng.
                Ủ ấm tạo nhiệt ngay từ ban đầu, đảm bảo nhiệt độ 30 - 320C, độ ẩm 85 - 90%. Trong quá trình ủ kiểm tra, nếu thấy hạt giống khô thì phải phun nước ấm. trộn đều, nếu quá nóng, có mùi chua đãi sạch, tránh hiện tượng bốc nóng làm hỏng hạt giống. Khi mầm dài bằng 1/2 hạt thóc, dễ dài bằng hạt thóc thì đem gieo.
                - Làm đất gieo mạ, chăm sóc và phòng chống rét cho mạ.
                Đất mạ cày bừa kỹ, sạch cỏ dại. Bón lót 7 - 10 kg phân chuồng ủ mục, 0,5 kg sunpe lân cho 10 m2 đất mạ. Lê luống rộng 1 - 1,2 m, mặt luống trang phẳng, không đọng nước. Gieo vào chiều tối, gieo đều, gieo thưa để cây mạ to, khỏe, gieo mạnh tay cho mộng lún sâu (kín hạt).
                Đảm bảo 100% diện tích mạ được che phủ nilon, đảm bảo chiều cao vòm nilon từ 60 cm trở lên, trên diện tích mạ phải đảm bảo độ ẩm để chống rét, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn.
                Rắc cho bếp lên mặt luống (tro đốt bằng rơm, trấu), bón bổ sung phân chuồng hoai mục, phân lân (lân ngâm trong nước giải để tưới). Tuyệt đối không bón đạm hoặc phân bón lá cho mạ. Khi mạ được trên 1,5 lá, nếu thời tiết thuận lợi, ban ngày có thể mở 2 đầu nilon để luyện mạ, đồng thời phun phòng cho mạ bằng  một trong các loại thuốc: Rigent, Tilt super, Benlate.
4.Tổ chức chỉ đạo thực hiện :
                - Để giành thắng lợi toàn diện trong sản xuất vụ Chiêm Xuân  2020 - 2021 cả về diện tích, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế đòi hỏi trong công tác lãnh, chỉ đạo phải hết sức khẩn trương, chủ động, chuẩn bị mọi phương án, giải pháp để đối phó kịp thời với những khó khăn, bất lợi có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Phân công trách nhiệm cụ thểcho từng thành viên trong ban chỉ đạo, bám sát cơ sở để chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, chủ động khắc phục có hiệu quả những bất thường có thể xảy ra trong quá trình tổ chức sản xuất, cũng cố và nâng cao chất lượng dịch vụ cho các HTX dịch vụ nông nghiệp.
                - Tăng cường công tác tuyên truyền đến cán bộ và nhân dân, quán triệt tư tưởng chỉ đạo trong sản xuất, tìm mọi phương pháp tối ưu nhất, chỉ đạo thắng lợi sản xuất vụ Chiêm Xuân2020 - 2021.
 
Nơi nhận:                                                                                               TM UBND THỊ TRẤN LAM SƠN
- Ban chỉ đạo huyện (B/c)                                                     TRƯỞNG BCĐ SẢN XUẤT
- Đảng uỷ - HĐND  (B/c)
 - Thành viên BCĐSX;
- Trưởng các ban ngành đoàn thể;
- Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
- Các ông (bà) trưởng thôn;
- Lưu VP Ban chỉ đạo;                                                              Trịnh Việt Trung
 
 
 

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Thị Trấn Lam Sơn, khu phố Phúc Lâm, Thị Trấn Lam Sơn, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378935380
Email: email@gmail.com