Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
132543

Phương án sưum tầm hiện vật trưng bày nhà truyền thống huyện Thọ Xuân

Ngày 22/03/2022 09:48:24

 PHƯƠNG ÁN
Sưu tầm hiện vật trưng bày Nhà truyền thống huyện

          Thực hiện Phương án số 2764/PA-UBND ngày 21/10/2021 về việc sưu tầm hiện vật trưng bày Nhà truyền thống huyện. UBND thị trấn Lam Sơn xây dựng phương án sưu tầm hiện vật trưng bày Nhà truyền thống huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa như sau:
           I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
          1. Thông qua việc trưng bày những hiện vật, tài liệu, hình ảnh liên quan đến sự hình thành và phát triển của huyện Thọ Xuân qua các thời kỳ để giới thiệu cho khách tham quan, cán bộ, đảng viên và nhân dân về tiến trình phát triển của lịch sử huyện nhà. Qua đó, nâng cao hiểu biết của mỗi người về truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa của quê hương; tuyên truyền vận động cán bộ, người dân lao động sáng tạo, đoàn kết xây dựng Thọ Xuân ngày càng giàu đẹp, văn minh.
          2. Phục vụ công tác bảo tồn, trưng bày tại Nhà truyền thống huyện.
          3. Những hình ảnh, hiện vật, tư liệu, kỷ vật được sưu tầm, hiến tặng phải chứa đựng những thông tin đích thực, chính xác về từng giai đoạn phát triển và đi lên của huyện; những hiện vật thể hiện đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân huyện Thọ Xuân trong các giai đoạn lịch sử.
           4. Hiện vật, tư liệu được hiến tặng trên cơ sở tự nguyện của cá nhân, gia đình và tập thể hoặc được cá nhân, gia đình và tập thể đồng ý cho sao chép, phục chế (với những hiện vật quý hiếm).
          5. Các hiện vật, kỷ vật khi trưng bày tại Nhà truyền thống phải rõ nguồn gốc và được ghi danh các tổ chức, cá nhân hiến tặng, hiến nhượng; được sắp xếp, trưng bày ở vị trí phù hợp, trang trọng và được bảo quản chu đáo.
          II. NỘI DUNG
           1. Nội dung sưu tầm, gồm 5 chủ đề:
           - Chủ đề I: Mảnh đất và con người Thọ Xuân.
           - Chủ đề II: Truyền thống văn hoá, khoa bảng.
           - Chủ đề III: Truyền thống lao động sản xuất.
           - Chủ đề IV: Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
          - Chủ đề V: Thành tựu phát triển KT - XH thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay).
          2. Sưu tầm các hiện vật, hình ảnh , dấu tích liên quan đến các thời kỳ:     
          2.1. Từ thời Lê Hoàn, Lê Lợi đến trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) - Sưu tầm các hiện vật, hình ảnh, dấu tích liên quan:
          - Hình ảnh, hiện vật về lịch sử của con người và vùng đất Thọ Xuân tài liệu, hiện vật bằng giấy, vải, gỗ, gốm, kim loại như:
          + Các loại trống đồng, chiêng đồng, chóe đồng... thời kì cổ đại khai quật tại Thọ Xuân.
          + Thư tịch cổ, văn bia, bản đồ, hương ước, quy ước, thần tích, sắc phong, các loại văn bản, hồ sơ, bài viết, trò chơi dân gian… nói về quá trình hình thành và phát triển vùng đất Thọ Xuân.
           + Đồ dùng sinh hoạt cổ truyền của người Thọ Xuân (trước thời kỳ đổi mới): bát, đĩa, ấm, chén, mâm, nồi, niêu, chum, vại...
          - Hình ảnh về vùng đất Thọ Xuân - nơi phát tích của hai vương triều hiển hách Tiền Lê và Hậu Lê thông qua các hình ảnh tư liệu, bản sách mộc, như:
           + Thân thế, sự nghiệp của vua Lê Đại Hành và triều Tiền Lê + Thân thế sự nghiệp vua Lê Thái Tổ - Lê Lợi và triều Hậu Lê
          + Hình ảnh đền thờ vua Lê Hoàn, Lê Lợi, cùng với những hiện vật của các triều đại. - Bản đồ hành chính huyện qua các thời kỳ.
          - (Hiện vật của các loại hình nghệ thuật, trò diễn dân gian: Trò diễn Xuân Phả (Xuân Trường); múa pồn pông, cồng chiêng (Xuân Phú); hát chèo (Xuân Minh, Xuân Hồng, Xuân Lai...); hát văn (hiện còn ở Xuân Thiên và một số địa phương khác); múa sạp (TT Sao Vàng...); lễ hội, lễ tế rước như: Quần áo, giầy dép, khăn, bao tượng, dụng cụ, nhạc cụ; Kiệu long đình, bát cống, biển tự, trống, chiêng, thanh la, não bạt, sáo, nhị, đàn nguyệt, đàn tam thập lục, đàn tranh...
          2.2. Thời kỳ năm 1930 khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến Cách mạng Tháng 8 năm 1945 Sưu tầm các hiện vật, hình ảnh liên quan đến một số sự kiện tiêu biểu như:
          - Hoạt động của các tổ chức cộng sản đảng: Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng Đảng. - Sự thành lập chi bộ Yên Trường, Thọ Xuân ngày 22/7/1930. Hoạt động của chi bộ Đảng Thọ Xuân và sự thành lập Đảng bộ Tỉnh ngày 29/7/1930.
          - Những kỷ vật gắn với phong trào cách mạng Thọ Xuân tại các điểm: Xuân Hòa, Xuân Minh, Thọ Trường… như: Sổ tay ghi chép, sổ công tác cán bộ chiến sĩ cách mạng, những người đã từng tham gia trong kháng chiến, hoạt động cách mạng; Hũ gạo tiết kiệm, mâm, bát đĩa, nồi, cối giã gạo, cối nghiền thuốc…
           - Hoạt động chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân huyện Thọ Xuân. Các loại vũ khí, trang bị của cán bộ, chiến sĩ, dân quân du kích và nhân dân đã sử dụng trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
          - Các loại nông cụ tiêu biểu của thời kỳ này như: Cày, bừa, cuốc, mai, thuổng, kéo, liềm, cối đá, trục đá, néo đập lúa, máy tuốt lúa, thúng mủng, dần sàng, nia, lồng bàn, áo tơi bằng lá, quạt thóc bằng tay, bàn trang, cào phơi thóc, khuôn đóng gạch… và các dụng cụ đánh bắt cá như: thuyền nan, lưới, vó, dậm, nơm…
          2.3. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) Sưu tầm các hiện vật, hình ảnh liên quan đến một số sự kiện tiêu biểu như:
           - Hình ảnh về cuộc đấu tranh của nhân dân Thọ Xuân trong kháng chiến chống thực dân Pháp, những trận địa, cơ sở cách mạng, các nhân vật hoạt động tiêu biểu.
          - Những hình ảnh, tư liệu của quân và dân ta trong trong thời kì kháng chiến chống Pháp; Những dụng cụ, vật dụng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ của quân dân Thọ Xuân.
          + Các loại vũ khí, trang bị của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đã sử dụng trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu như: Các loại vũ khí thô sơ tự tạo, súng kíp, sắc cốt, túi dết, dao găm, dụng cụ quân y, bi đông, ca, bát, ăng gô, bật lửa, bút máy…
          + Các loại quân phục, trang phục, các loại mũ, quần áo, các loại khăn, gối, chăn, ba lô, tăng, võng, màn, vải dù, dép cao su, giày,… của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong kháng chiến.
          + Kỷ vật của những người tham gia kháng chiến bị địch bắt và tù đày.
          + Di vật của các liệt sĩ, những người hy sinh trong kháng chiến chống Pháp.
          + Thư từ được gửi từ chiến trường về hậu phương và ngược lại.
          + Nhật ký chiến trường và nhật ký hậu phương (viết trong thời chiến tranh).
          - Những tư liệu liên quan đến sự kiện thành lập Ủy ban Hành chính Thọ Xuân, hình ảnh các nguyên lãnh đạo huyện thời kỳ này.
           - Các loại nông cụ tiêu biểu thời kỳ này như: Cày, bừa, cuốc, mai, thuổng, kéo, liềm, cối đá, trục đá, néo đập lúa, máy tuốt lúa, thúng mủng, dần sàng, nia,  lồng bàn, áo tơi bằng lá, quạt thóc bằng tay, bàn trang, cào phơi thóc, khuôn đóng gạch… và các dụng cụ đánh bắt cá như: thuyền nan, lưới, vó, dậm, nơm…
          2.4. Thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954 - 1975) Sưu tầm các hiện vật, hình ảnh liên quan đến một số sự kiện tiêu biểu như:
          - Hình ảnh về cuộc đấu tranh của nhân dân Thọ Xuân trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ: Hình ảnh thanh niên Thọ Xuân lên đường tòng quân, lao động sản xuất, đóng góp vận chuyển lương thực, thực phẩm cho tiền tuyến; Lực lượng dân quân trực chiến bắn máy bay Mỹ bảo vệ quê hương, những người con Thọ Xuân tham gia chiến đấu trên các chiến trường…
           - Các hiện vật:
          + Các loại vũ khí, trang bị của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đã sử dụng trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu như: Các loại vũ khí thô sơ tự tạo, súng AK, sắc cốt, túi dết, dao găm, dụng cụ quân y, bi đông, ca, bát, ăng gô, bật lửa, bút máy…
           + Các loại quân phục, trang phục, các loại mũ, quần áo, các loại khăn, gối, chăn, ba lô, tăng, võng, màn, vải dù, dép cao su, giày,… của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong kháng chiến.
          + Kỷ vật của những người tham gia kháng chiến bị địch bắt và tù đày.
           + Di vật của các liệt sĩ, những người hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.
          + Thư từ được gửi từ chiến trường về hậu phương và ngược lại.
           + Nhật ký chiến trường và nhật ký hậu phương (viết trong thời chiến tranh).
          - Hình ảnh về các công trình đập Bái Thượng, Thủy điện Bàn Thạch bị Mỹ oanh tạc, hình ảnh dân quân Bắc Lương, Nam Giang bắn rơi máy bay, hình ảnh mô hình Sân bay quân sự Sao Vàng…
           - Những hình ảnh tư liệu về những thành tựu của sản xuất nông nghiệp, hình ảnh tài liệu về hai hợp tác xã Thắng Lợi và Đông Phương Hồng, thư Bác Hồ gửi HTX Đông Phương Hồng; hình ảnh đồng chí TBT Lê Duẩn về thăm Xuân Thành năm 1965…
          - Hình ảnh về các anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang. - Các loại nông cụ tiêu biểu thời kỳ này như: Cày, bừa, cuốc, mai, thuổng, kéo, liềm, cối đá, trục đá, néo đập lúa, máy tuốt lúa, thúng mủng, dần sàng, nia, lồng bàn, áo tơi bằng lá, quạt thóc bằng tay, bàn trang, cào phơi thóc, khuôn đóng gạch… và các dụng cụ đánh bắt cá như: thuyền nan, lưới, vó, dậm, nơm…
            - Những phần thưởng cao quý được Đảng và Nhà nước trao tặng, khen thưởng (Bằng khen, giấy khen, huân huy chương, huy hiệu, AHLLVTND) của huyện, xã.
          - Hình ảnh về lễ kết nghĩa giữa hai huyện Quế Sơn (Quảng Nam) - Thọ Xuân; tách 13 xã của huyện Thọ Xuân và 1 phần huyện Nông Cống thành lập huyện Triệu Sơn (1965).
          2.5.Công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội (1976-1985); Thành tựu phát triển KT - XH trong thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay) Sưu tầm các hiện vật, hình ảnh liên quan đến một số sự kiện tiêu biểu như:
          - Các hoạt động khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; phục hồi lao động, sản xuất, kinh doanh sau giải phóng.
          - Các hoạt động về lao động, sản xuất, kinh doanh khi bắt đầu thực hiện Đổi mới; công tác triển khai điền đổi thửa, phát triển kinh tế trang trại, cơ giới hóa nông nghiệp, các xã đạt chuẩn nông thôn mới và đón nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, hình ảnh huyện đón nhận huyện nông thôn mới.
           - Các điểm, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, các nhà máy xí nghiệp, chợ đầu mối, Cảng hàng không Thọ Xuân.
          - Các thiết chế văn hóa, y tế, giáo dục, hệ thống điện, bưu chính, viễn thông tiêu biểu; Các hoạt động của các ban xây dựng đảng, Khối chính quyền và đoàn thể chính trị xã hội trong huyện.
          - Quá trình làm việc và chiến đấu trong công cuộc bảo vệ quê hương đất nước của các lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện (công an, quân đội); Các cuộc diễn tập bảo vệ khu vực phòng thủ, an ninh trật tự, tấn công, truy quét và trấn áp tội phạm; Những tang vật thu được trong các cuộc truy bắt tội phạm lớn); Hình ảnh về lễ ra quân, tiễn tân binh lên đường nhập ngũ; Lễ bàn giao và triển khai công an chính quy về các xã…
          - Ảnh về hoạt động của Hội khuyến học, tuyên dương giáo viên, học sinh giỏi đạt danh hiệu cấp tỉnh, quốc gia, quốc tế.
           - Những hình ảnh, bút ký ghi lưu niệm thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và của tỉnh đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thọ Xuân về thăm và làm việc từ trước năm 1945 đến nay.
           - Hình ảnh, tài liệu, hiện vật về các kỳ đại hội Đảng bộ huyện Thọ Xuân (từ Đại hội đầu tiên đến Đại hội năm 2020) gồm: Hình ảnh đại hội điểm, đại hội Đảng bộ huyện những năm sáp nhập và sau tái lập; Hình ảnh về các cụm tuyên truyền đại hội; Cử tri đi bỏ phiếu bầu cử HĐND các cấp; Đảng viên sinh hoạt  đảng và công tác kết nạp đảng viên mới; Lá phiếu bầu, hòm phiếu trong kỳ đại hội, thẻ hoặc phù hiệu đại hội…
          - Những phần thưởng cao quý được Đảng và Nhà nước trao tặng, khen thưởng (Bằng khen, giấy khen, huân huy chương, huy hiệu…) (có danh mục kèm theo)
           3. Đối tượng vận động để sưu tầm
           - Tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn thị trấn Lam Sơn, đặc biệt khuyến khích sự đóng góp về hiện vật, kỷ vật, hình ảnh, tư liệu của con em Thị trấn Lam Sơn  đang công tác, học tập trên khắp mọi miền Tổ quốc; các tổ chức, cá nhân có hiện vật, tư liệu có liên quan.
           - Các cơ quan, đơn vị, MTTQ và đoàn thể thị trấn; các khu phố trên địa bàn thị trấn.
          4. Phương pháp, hình thức sưu tầm, thu thập hiện vật
           4.1. Phương pháp sưu tầm hiện vật, tư liệu 
          - Thị trấn: Thành lập Tổ sưu tầm hiện vật do đồng chí Phó Chủ tịch UBND thị trấn làm Trưởng ban, Chủ tịch Hội CCB và công chức Văn hóa - xã hội làm Phó Trưởng ban, các thành viên: Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thị  đội trưởng, Trưởng CA thị trấn, Hội LHPN, Hội nông dân và các  cán bộ, công chức có liên quan.
          - Tổ sưu tầm có nhiệm vụ:
          + Tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân có hiện vật, kỷ vật hiến tặng hoặc phối hợp để phục dựng các hiện vật. 
          + Tiếp nhận, phân loại và lập hồ sơ hiện vật sưu tầm thu thập được.
          4.2. Hình thức sưu tầm hiện vật, tư liệu Nhận hiến tặng; Tổ chức mua, trao đổi, sao chụp, phục chế, mượn những hiện vật tiêu biểu, đặc thù, có tính trọng tâm để đảm bảo cho nội dung trưng bày nhà truyền thống.
          5. Thời gian sưu tầm Tổ chức sưu tầm và hiến tặng hiện vật trưng bày Nhà truyền thống huyện được thực từ tháng 10/2021 đến 30/6/2022. Triển khai sưu tầm và thực hiện trưng bày thành 2 đợt như sau:
          - Đợt 1: Từ 15/10/2021 đến 31/12/2021: Tổ chức phát động và tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống Đài truyền thanh thị trấn; Cổng thông tin điện tử thị trấn; các hội nghị ...đến các cơ quan, đơn vị, các khu phố và nhân dân. Sơ kết đợt 1 vào 31/12/2021.
           - Đợt 2: Từ 01/01/2022 đến 31/3/2022: tiếp tục tuyên truyền triển khai cuộc vận động về sưu tầm, hiến tặng hiện vật tại các cơ quan, đơn vị, các khu phố và nhân dân. Tổng hợp, phân loại hiện vật. Sơ kết đợt 2 vào 31/3/2022.
           6. Địa điểm tiếp nhận hiện vật: Phòng Công chứcvăn hóa xã hội, UBND thị trấn Lam Sơn.
           III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
           Từ nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp và huy động các nguồn hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.     Công chức Văn hóa xã hội: Xây dựng phương án sưu tầm hiện vật; Thànhlập Tổ sưu tầm, tham mưu phân công nhiệm vụ cho các thành viên tổ sưu tầm hiện vật, tài liệu.
          - Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh thị trấn và trang thông tin điện tử thị trấn về nội dung công tác sưu tầm tư liệu, hình ảnh, hiện vật trưng bày nhà truyền thống huyện.
          - Tiếp nhận hiện vật, thống kê, phân loại, bảo quản các hiện vật, kỷ vật đảm bảo an toàn trong thời gian sưu tầm.
          - Định kỳ vào ngày 15 hằng tháng tổng hợp, báo cáo danh sách, địa chỉ hiện vật, kỷ vật của các tổ chức, cá nhân tại địa phương, đồng thời phối hợp với Tổ sưu tầm hiện vật trưng bày nhà truyền thống huyện tổ chức sưu tầm, tiếp nhận, ghi danh các tổ chức, cá nhân hiến tặng,… các hiện vật theo quy định.
          - Xây dựng nội dung thuyết minh về các hiện vật, kỷ vật đảm bảo đúng theo lịch sử và nguồn gốc nhằm phục vụ cho công tác trưng bày, giới thiệu tại Nhà Truyền thống huyện.
           2. Công chức Văn phòng - Thống kê chủ trì, phối hợp sưu tầm, cung cấp các hiện vật, tư liệu, tài liệu thuộc lĩnh vực phòng phụ trách, phối hợp thực hiện sưu tầm, cung cấp các giấy khen, bằng khen, các Huân, Huy chương, các thành tích được các cấp ghi nhận theo chủ đề và các giai đoạn lịch sử.
           3. Công chức Địa chính xây dựng, đô thị và môi trường chủ trì, phối hợp sưu tầm, cung cấp các hiện vật thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn theo chủ đề và các giai đoạn lịch sử.
           4. Hiệu trưởng các trường học chỉ đạo thực hiện các nội dung kế hoạch sưu tầm, hưởng ứng cuộc vận động đạt kết quả cao.
          5. Công chức Tài chính - Kế toán: tham mưu bố trí nguồn kinh phí để đảm bảo thực hiện tốt công tác sưu tầm hiện vật theo Kế hoạch đề ra;
          6. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, vận động trong các tổ chức thành viên, đoàn viên, hội viên tích cực tham  công tác sưu tầm hiện vật, kỷ vật, hình ảnh.
          7. Hội Cựu chiến binh tuyên truyền vận động và hướng dẫn Hội viên Cựu chiến binh hưởng ứng, tham gia cuộc vận động và hiến tặng “Kỷ vật kháng chiến”.
          8. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thị trấn tổ chức tuyên truyền, vận động tuổi trẻ thị trấn tham gia cuộc vận động sưu tầm, hiến tặng nhằm bảo tồn những hiện vật, kỷ vật kháng chiến và hiện vật văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn thị trấn.
          9. Các khu phố:
          - Căn cứ Phương án này xây dựng kế hoạch, thành lập Tổ sưu tầm tại khu phố tuyên truyền vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia sưu tầm các hiện vật, kỷ vật theo kế hoạch đề ra; đảm bảo mỗi khu phố ít nhất là 15 hiện vật.
          Trên đây là Phương án sưu tầm hiện vật trưng bày Nhà Truyền thống huyện của UBND thị trấn Lam Sơn. Đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan, các khu phố triển khai tổ chức thưc hiện đạt hiệu quả./.
 
Nơi nhận:                                                                             
-ĐU- HĐND(B/c);                                                
- MTTQ, các đoàn thể (phối/hợp);
- Thành viên Tổ sưu tầm (th/hiện);
- Các khu phố (thực/hiện);
- Lưu VP UBND.                                                                                                   
CHỦ TỊCH
 
 
 
 
Trịnh Hữu Thảo
 
           
 

Phương án sưum tầm hiện vật trưng bày nhà truyền thống huyện Thọ Xuân

Đăng lúc: 22/03/2022 09:48:24 (GMT+7)

 PHƯƠNG ÁN
Sưu tầm hiện vật trưng bày Nhà truyền thống huyện

          Thực hiện Phương án số 2764/PA-UBND ngày 21/10/2021 về việc sưu tầm hiện vật trưng bày Nhà truyền thống huyện. UBND thị trấn Lam Sơn xây dựng phương án sưu tầm hiện vật trưng bày Nhà truyền thống huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa như sau:
           I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
          1. Thông qua việc trưng bày những hiện vật, tài liệu, hình ảnh liên quan đến sự hình thành và phát triển của huyện Thọ Xuân qua các thời kỳ để giới thiệu cho khách tham quan, cán bộ, đảng viên và nhân dân về tiến trình phát triển của lịch sử huyện nhà. Qua đó, nâng cao hiểu biết của mỗi người về truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa của quê hương; tuyên truyền vận động cán bộ, người dân lao động sáng tạo, đoàn kết xây dựng Thọ Xuân ngày càng giàu đẹp, văn minh.
          2. Phục vụ công tác bảo tồn, trưng bày tại Nhà truyền thống huyện.
          3. Những hình ảnh, hiện vật, tư liệu, kỷ vật được sưu tầm, hiến tặng phải chứa đựng những thông tin đích thực, chính xác về từng giai đoạn phát triển và đi lên của huyện; những hiện vật thể hiện đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân huyện Thọ Xuân trong các giai đoạn lịch sử.
           4. Hiện vật, tư liệu được hiến tặng trên cơ sở tự nguyện của cá nhân, gia đình và tập thể hoặc được cá nhân, gia đình và tập thể đồng ý cho sao chép, phục chế (với những hiện vật quý hiếm).
          5. Các hiện vật, kỷ vật khi trưng bày tại Nhà truyền thống phải rõ nguồn gốc và được ghi danh các tổ chức, cá nhân hiến tặng, hiến nhượng; được sắp xếp, trưng bày ở vị trí phù hợp, trang trọng và được bảo quản chu đáo.
          II. NỘI DUNG
           1. Nội dung sưu tầm, gồm 5 chủ đề:
           - Chủ đề I: Mảnh đất và con người Thọ Xuân.
           - Chủ đề II: Truyền thống văn hoá, khoa bảng.
           - Chủ đề III: Truyền thống lao động sản xuất.
           - Chủ đề IV: Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
          - Chủ đề V: Thành tựu phát triển KT - XH thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay).
          2. Sưu tầm các hiện vật, hình ảnh , dấu tích liên quan đến các thời kỳ:     
          2.1. Từ thời Lê Hoàn, Lê Lợi đến trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) - Sưu tầm các hiện vật, hình ảnh, dấu tích liên quan:
          - Hình ảnh, hiện vật về lịch sử của con người và vùng đất Thọ Xuân tài liệu, hiện vật bằng giấy, vải, gỗ, gốm, kim loại như:
          + Các loại trống đồng, chiêng đồng, chóe đồng... thời kì cổ đại khai quật tại Thọ Xuân.
          + Thư tịch cổ, văn bia, bản đồ, hương ước, quy ước, thần tích, sắc phong, các loại văn bản, hồ sơ, bài viết, trò chơi dân gian… nói về quá trình hình thành và phát triển vùng đất Thọ Xuân.
           + Đồ dùng sinh hoạt cổ truyền của người Thọ Xuân (trước thời kỳ đổi mới): bát, đĩa, ấm, chén, mâm, nồi, niêu, chum, vại...
          - Hình ảnh về vùng đất Thọ Xuân - nơi phát tích của hai vương triều hiển hách Tiền Lê và Hậu Lê thông qua các hình ảnh tư liệu, bản sách mộc, như:
           + Thân thế, sự nghiệp của vua Lê Đại Hành và triều Tiền Lê + Thân thế sự nghiệp vua Lê Thái Tổ - Lê Lợi và triều Hậu Lê
          + Hình ảnh đền thờ vua Lê Hoàn, Lê Lợi, cùng với những hiện vật của các triều đại. - Bản đồ hành chính huyện qua các thời kỳ.
          - (Hiện vật của các loại hình nghệ thuật, trò diễn dân gian: Trò diễn Xuân Phả (Xuân Trường); múa pồn pông, cồng chiêng (Xuân Phú); hát chèo (Xuân Minh, Xuân Hồng, Xuân Lai...); hát văn (hiện còn ở Xuân Thiên và một số địa phương khác); múa sạp (TT Sao Vàng...); lễ hội, lễ tế rước như: Quần áo, giầy dép, khăn, bao tượng, dụng cụ, nhạc cụ; Kiệu long đình, bát cống, biển tự, trống, chiêng, thanh la, não bạt, sáo, nhị, đàn nguyệt, đàn tam thập lục, đàn tranh...
          2.2. Thời kỳ năm 1930 khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến Cách mạng Tháng 8 năm 1945 Sưu tầm các hiện vật, hình ảnh liên quan đến một số sự kiện tiêu biểu như:
          - Hoạt động của các tổ chức cộng sản đảng: Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng Đảng. - Sự thành lập chi bộ Yên Trường, Thọ Xuân ngày 22/7/1930. Hoạt động của chi bộ Đảng Thọ Xuân và sự thành lập Đảng bộ Tỉnh ngày 29/7/1930.
          - Những kỷ vật gắn với phong trào cách mạng Thọ Xuân tại các điểm: Xuân Hòa, Xuân Minh, Thọ Trường… như: Sổ tay ghi chép, sổ công tác cán bộ chiến sĩ cách mạng, những người đã từng tham gia trong kháng chiến, hoạt động cách mạng; Hũ gạo tiết kiệm, mâm, bát đĩa, nồi, cối giã gạo, cối nghiền thuốc…
           - Hoạt động chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân huyện Thọ Xuân. Các loại vũ khí, trang bị của cán bộ, chiến sĩ, dân quân du kích và nhân dân đã sử dụng trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
          - Các loại nông cụ tiêu biểu của thời kỳ này như: Cày, bừa, cuốc, mai, thuổng, kéo, liềm, cối đá, trục đá, néo đập lúa, máy tuốt lúa, thúng mủng, dần sàng, nia, lồng bàn, áo tơi bằng lá, quạt thóc bằng tay, bàn trang, cào phơi thóc, khuôn đóng gạch… và các dụng cụ đánh bắt cá như: thuyền nan, lưới, vó, dậm, nơm…
          2.3. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) Sưu tầm các hiện vật, hình ảnh liên quan đến một số sự kiện tiêu biểu như:
           - Hình ảnh về cuộc đấu tranh của nhân dân Thọ Xuân trong kháng chiến chống thực dân Pháp, những trận địa, cơ sở cách mạng, các nhân vật hoạt động tiêu biểu.
          - Những hình ảnh, tư liệu của quân và dân ta trong trong thời kì kháng chiến chống Pháp; Những dụng cụ, vật dụng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ của quân dân Thọ Xuân.
          + Các loại vũ khí, trang bị của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đã sử dụng trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu như: Các loại vũ khí thô sơ tự tạo, súng kíp, sắc cốt, túi dết, dao găm, dụng cụ quân y, bi đông, ca, bát, ăng gô, bật lửa, bút máy…
          + Các loại quân phục, trang phục, các loại mũ, quần áo, các loại khăn, gối, chăn, ba lô, tăng, võng, màn, vải dù, dép cao su, giày,… của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong kháng chiến.
          + Kỷ vật của những người tham gia kháng chiến bị địch bắt và tù đày.
          + Di vật của các liệt sĩ, những người hy sinh trong kháng chiến chống Pháp.
          + Thư từ được gửi từ chiến trường về hậu phương và ngược lại.
          + Nhật ký chiến trường và nhật ký hậu phương (viết trong thời chiến tranh).
          - Những tư liệu liên quan đến sự kiện thành lập Ủy ban Hành chính Thọ Xuân, hình ảnh các nguyên lãnh đạo huyện thời kỳ này.
           - Các loại nông cụ tiêu biểu thời kỳ này như: Cày, bừa, cuốc, mai, thuổng, kéo, liềm, cối đá, trục đá, néo đập lúa, máy tuốt lúa, thúng mủng, dần sàng, nia,  lồng bàn, áo tơi bằng lá, quạt thóc bằng tay, bàn trang, cào phơi thóc, khuôn đóng gạch… và các dụng cụ đánh bắt cá như: thuyền nan, lưới, vó, dậm, nơm…
          2.4. Thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954 - 1975) Sưu tầm các hiện vật, hình ảnh liên quan đến một số sự kiện tiêu biểu như:
          - Hình ảnh về cuộc đấu tranh của nhân dân Thọ Xuân trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ: Hình ảnh thanh niên Thọ Xuân lên đường tòng quân, lao động sản xuất, đóng góp vận chuyển lương thực, thực phẩm cho tiền tuyến; Lực lượng dân quân trực chiến bắn máy bay Mỹ bảo vệ quê hương, những người con Thọ Xuân tham gia chiến đấu trên các chiến trường…
           - Các hiện vật:
          + Các loại vũ khí, trang bị của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đã sử dụng trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu như: Các loại vũ khí thô sơ tự tạo, súng AK, sắc cốt, túi dết, dao găm, dụng cụ quân y, bi đông, ca, bát, ăng gô, bật lửa, bút máy…
           + Các loại quân phục, trang phục, các loại mũ, quần áo, các loại khăn, gối, chăn, ba lô, tăng, võng, màn, vải dù, dép cao su, giày,… của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong kháng chiến.
          + Kỷ vật của những người tham gia kháng chiến bị địch bắt và tù đày.
           + Di vật của các liệt sĩ, những người hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.
          + Thư từ được gửi từ chiến trường về hậu phương và ngược lại.
           + Nhật ký chiến trường và nhật ký hậu phương (viết trong thời chiến tranh).
          - Hình ảnh về các công trình đập Bái Thượng, Thủy điện Bàn Thạch bị Mỹ oanh tạc, hình ảnh dân quân Bắc Lương, Nam Giang bắn rơi máy bay, hình ảnh mô hình Sân bay quân sự Sao Vàng…
           - Những hình ảnh tư liệu về những thành tựu của sản xuất nông nghiệp, hình ảnh tài liệu về hai hợp tác xã Thắng Lợi và Đông Phương Hồng, thư Bác Hồ gửi HTX Đông Phương Hồng; hình ảnh đồng chí TBT Lê Duẩn về thăm Xuân Thành năm 1965…
          - Hình ảnh về các anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang. - Các loại nông cụ tiêu biểu thời kỳ này như: Cày, bừa, cuốc, mai, thuổng, kéo, liềm, cối đá, trục đá, néo đập lúa, máy tuốt lúa, thúng mủng, dần sàng, nia, lồng bàn, áo tơi bằng lá, quạt thóc bằng tay, bàn trang, cào phơi thóc, khuôn đóng gạch… và các dụng cụ đánh bắt cá như: thuyền nan, lưới, vó, dậm, nơm…
            - Những phần thưởng cao quý được Đảng và Nhà nước trao tặng, khen thưởng (Bằng khen, giấy khen, huân huy chương, huy hiệu, AHLLVTND) của huyện, xã.
          - Hình ảnh về lễ kết nghĩa giữa hai huyện Quế Sơn (Quảng Nam) - Thọ Xuân; tách 13 xã của huyện Thọ Xuân và 1 phần huyện Nông Cống thành lập huyện Triệu Sơn (1965).
          2.5.Công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội (1976-1985); Thành tựu phát triển KT - XH trong thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay) Sưu tầm các hiện vật, hình ảnh liên quan đến một số sự kiện tiêu biểu như:
          - Các hoạt động khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; phục hồi lao động, sản xuất, kinh doanh sau giải phóng.
          - Các hoạt động về lao động, sản xuất, kinh doanh khi bắt đầu thực hiện Đổi mới; công tác triển khai điền đổi thửa, phát triển kinh tế trang trại, cơ giới hóa nông nghiệp, các xã đạt chuẩn nông thôn mới và đón nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, hình ảnh huyện đón nhận huyện nông thôn mới.
           - Các điểm, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, các nhà máy xí nghiệp, chợ đầu mối, Cảng hàng không Thọ Xuân.
          - Các thiết chế văn hóa, y tế, giáo dục, hệ thống điện, bưu chính, viễn thông tiêu biểu; Các hoạt động của các ban xây dựng đảng, Khối chính quyền và đoàn thể chính trị xã hội trong huyện.
          - Quá trình làm việc và chiến đấu trong công cuộc bảo vệ quê hương đất nước của các lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện (công an, quân đội); Các cuộc diễn tập bảo vệ khu vực phòng thủ, an ninh trật tự, tấn công, truy quét và trấn áp tội phạm; Những tang vật thu được trong các cuộc truy bắt tội phạm lớn); Hình ảnh về lễ ra quân, tiễn tân binh lên đường nhập ngũ; Lễ bàn giao và triển khai công an chính quy về các xã…
          - Ảnh về hoạt động của Hội khuyến học, tuyên dương giáo viên, học sinh giỏi đạt danh hiệu cấp tỉnh, quốc gia, quốc tế.
           - Những hình ảnh, bút ký ghi lưu niệm thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và của tỉnh đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thọ Xuân về thăm và làm việc từ trước năm 1945 đến nay.
           - Hình ảnh, tài liệu, hiện vật về các kỳ đại hội Đảng bộ huyện Thọ Xuân (từ Đại hội đầu tiên đến Đại hội năm 2020) gồm: Hình ảnh đại hội điểm, đại hội Đảng bộ huyện những năm sáp nhập và sau tái lập; Hình ảnh về các cụm tuyên truyền đại hội; Cử tri đi bỏ phiếu bầu cử HĐND các cấp; Đảng viên sinh hoạt  đảng và công tác kết nạp đảng viên mới; Lá phiếu bầu, hòm phiếu trong kỳ đại hội, thẻ hoặc phù hiệu đại hội…
          - Những phần thưởng cao quý được Đảng và Nhà nước trao tặng, khen thưởng (Bằng khen, giấy khen, huân huy chương, huy hiệu…) (có danh mục kèm theo)
           3. Đối tượng vận động để sưu tầm
           - Tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn thị trấn Lam Sơn, đặc biệt khuyến khích sự đóng góp về hiện vật, kỷ vật, hình ảnh, tư liệu của con em Thị trấn Lam Sơn  đang công tác, học tập trên khắp mọi miền Tổ quốc; các tổ chức, cá nhân có hiện vật, tư liệu có liên quan.
           - Các cơ quan, đơn vị, MTTQ và đoàn thể thị trấn; các khu phố trên địa bàn thị trấn.
          4. Phương pháp, hình thức sưu tầm, thu thập hiện vật
           4.1. Phương pháp sưu tầm hiện vật, tư liệu 
          - Thị trấn: Thành lập Tổ sưu tầm hiện vật do đồng chí Phó Chủ tịch UBND thị trấn làm Trưởng ban, Chủ tịch Hội CCB và công chức Văn hóa - xã hội làm Phó Trưởng ban, các thành viên: Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thị  đội trưởng, Trưởng CA thị trấn, Hội LHPN, Hội nông dân và các  cán bộ, công chức có liên quan.
          - Tổ sưu tầm có nhiệm vụ:
          + Tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân có hiện vật, kỷ vật hiến tặng hoặc phối hợp để phục dựng các hiện vật. 
          + Tiếp nhận, phân loại và lập hồ sơ hiện vật sưu tầm thu thập được.
          4.2. Hình thức sưu tầm hiện vật, tư liệu Nhận hiến tặng; Tổ chức mua, trao đổi, sao chụp, phục chế, mượn những hiện vật tiêu biểu, đặc thù, có tính trọng tâm để đảm bảo cho nội dung trưng bày nhà truyền thống.
          5. Thời gian sưu tầm Tổ chức sưu tầm và hiến tặng hiện vật trưng bày Nhà truyền thống huyện được thực từ tháng 10/2021 đến 30/6/2022. Triển khai sưu tầm và thực hiện trưng bày thành 2 đợt như sau:
          - Đợt 1: Từ 15/10/2021 đến 31/12/2021: Tổ chức phát động và tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống Đài truyền thanh thị trấn; Cổng thông tin điện tử thị trấn; các hội nghị ...đến các cơ quan, đơn vị, các khu phố và nhân dân. Sơ kết đợt 1 vào 31/12/2021.
           - Đợt 2: Từ 01/01/2022 đến 31/3/2022: tiếp tục tuyên truyền triển khai cuộc vận động về sưu tầm, hiến tặng hiện vật tại các cơ quan, đơn vị, các khu phố và nhân dân. Tổng hợp, phân loại hiện vật. Sơ kết đợt 2 vào 31/3/2022.
           6. Địa điểm tiếp nhận hiện vật: Phòng Công chứcvăn hóa xã hội, UBND thị trấn Lam Sơn.
           III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
           Từ nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp và huy động các nguồn hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.     Công chức Văn hóa xã hội: Xây dựng phương án sưu tầm hiện vật; Thànhlập Tổ sưu tầm, tham mưu phân công nhiệm vụ cho các thành viên tổ sưu tầm hiện vật, tài liệu.
          - Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh thị trấn và trang thông tin điện tử thị trấn về nội dung công tác sưu tầm tư liệu, hình ảnh, hiện vật trưng bày nhà truyền thống huyện.
          - Tiếp nhận hiện vật, thống kê, phân loại, bảo quản các hiện vật, kỷ vật đảm bảo an toàn trong thời gian sưu tầm.
          - Định kỳ vào ngày 15 hằng tháng tổng hợp, báo cáo danh sách, địa chỉ hiện vật, kỷ vật của các tổ chức, cá nhân tại địa phương, đồng thời phối hợp với Tổ sưu tầm hiện vật trưng bày nhà truyền thống huyện tổ chức sưu tầm, tiếp nhận, ghi danh các tổ chức, cá nhân hiến tặng,… các hiện vật theo quy định.
          - Xây dựng nội dung thuyết minh về các hiện vật, kỷ vật đảm bảo đúng theo lịch sử và nguồn gốc nhằm phục vụ cho công tác trưng bày, giới thiệu tại Nhà Truyền thống huyện.
           2. Công chức Văn phòng - Thống kê chủ trì, phối hợp sưu tầm, cung cấp các hiện vật, tư liệu, tài liệu thuộc lĩnh vực phòng phụ trách, phối hợp thực hiện sưu tầm, cung cấp các giấy khen, bằng khen, các Huân, Huy chương, các thành tích được các cấp ghi nhận theo chủ đề và các giai đoạn lịch sử.
           3. Công chức Địa chính xây dựng, đô thị và môi trường chủ trì, phối hợp sưu tầm, cung cấp các hiện vật thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn theo chủ đề và các giai đoạn lịch sử.
           4. Hiệu trưởng các trường học chỉ đạo thực hiện các nội dung kế hoạch sưu tầm, hưởng ứng cuộc vận động đạt kết quả cao.
          5. Công chức Tài chính - Kế toán: tham mưu bố trí nguồn kinh phí để đảm bảo thực hiện tốt công tác sưu tầm hiện vật theo Kế hoạch đề ra;
          6. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, vận động trong các tổ chức thành viên, đoàn viên, hội viên tích cực tham  công tác sưu tầm hiện vật, kỷ vật, hình ảnh.
          7. Hội Cựu chiến binh tuyên truyền vận động và hướng dẫn Hội viên Cựu chiến binh hưởng ứng, tham gia cuộc vận động và hiến tặng “Kỷ vật kháng chiến”.
          8. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thị trấn tổ chức tuyên truyền, vận động tuổi trẻ thị trấn tham gia cuộc vận động sưu tầm, hiến tặng nhằm bảo tồn những hiện vật, kỷ vật kháng chiến và hiện vật văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn thị trấn.
          9. Các khu phố:
          - Căn cứ Phương án này xây dựng kế hoạch, thành lập Tổ sưu tầm tại khu phố tuyên truyền vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia sưu tầm các hiện vật, kỷ vật theo kế hoạch đề ra; đảm bảo mỗi khu phố ít nhất là 15 hiện vật.
          Trên đây là Phương án sưu tầm hiện vật trưng bày Nhà Truyền thống huyện của UBND thị trấn Lam Sơn. Đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan, các khu phố triển khai tổ chức thưc hiện đạt hiệu quả./.
 
Nơi nhận:                                                                             
-ĐU- HĐND(B/c);                                                
- MTTQ, các đoàn thể (phối/hợp);
- Thành viên Tổ sưu tầm (th/hiện);
- Các khu phố (thực/hiện);
- Lưu VP UBND.                                                                                                   
CHỦ TỊCH
 
 
 
 
Trịnh Hữu Thảo
 
           
 

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Thị Trấn Lam Sơn, khu phố Phúc Lâm, Thị Trấn Lam Sơn, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378935380
Email: email@gmail.com