Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
132543

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU LUẬT THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

Ngày 16/07/2024 09:28:31

 

BỘ TƯ PHÁP

VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

 

BỘ TÀI CHÍNH

VỤ PHÁP CHẾ

 

 

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU

LUẬT THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

 

Pháp lệnh thuế nhà, đất được UBTVQH thông qua ngày 03/7/1992, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 1994, quy định về điều tiết nguồn thu đối với đất phi nông nghiệp. Theo Nghị quyết số 21-NQ/TW, Quốc hội khoá 12 đã đưa Luật thuế nhà, đất vào chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội. Ngày 17/6/2010, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khoá XII đã thông qua “Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp”. Luật thuế sử sử dụng đất phi nông nghiệp có hiệu lực vào ngày 01/01/2012.

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

Thứ nhất, Pháp lệnh thuế nhà, đất được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 03/7/1992, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 1994, quy định về điều tiết nguồn thu đối với đất phi nông nghiệp. Pháp lệnh này bước đầu đặt cơ sở cho việc tăng cường quản lý, động viên đóng góp của người sử dụng đất vào ngân sách nhà nước, tăng cường nguồn lực cho ngân sách địa phương.

Tuy nhiên, qua hơn 15 năm thực hiện, đến nay, trước những bất cập phát sinh trong quản lý, điều tiết việc sử dụng đất, nhiều quy định của Pháp lệnh đã không còn đáp ứng yêu cầu thực tiễn, cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Luật đất đai năm 2003; nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế chưa tương xứng với giá trị đất đai; đặc biệt, chưa thể hiện vai trò điều tiết, quản lý của Nhà nước trong vận hành nền kinh tế thị trường.

Thứ hai, một số quy định về quản lý thuế đất trong Pháp lệnh đã được thể hiện trong Luật quản lý thuế. Vì vậy, việc sửa đổi, nâng cao giá trị pháp lý của Pháp lệnh là cần thiết, nhằm hoàn thiện một bước khuôn khổ pháp lý về quản lý, sử dụng đất theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, công bằng; đồng thời, việc ban hành luật nhằm thể chế hóa chủ trương đổi mới chính sách về đất đai mà Đảng đã đề ra trong Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30/01/2008, theo đó, tăng cường hơn nữa vai trò của thuế trực thu, trong đó có thuế sử dụng đất.

Thứ ba, việc nâng lên thành Luật là để phù hợp thẩm quyền của Quốc hội quy định tại Điều 84 Hiến pháp năm 1992 và Điều 1 Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 (việc sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế thuộc thẩm quyền của Quốc hội).

Thứ tư, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không đưa nhà ở vào diện chịu thuế với lý do sau:

(1) Qua lấy ý kiến nhân dân cho thấy, việc áp dụng thuế nhà ở tại thời điểm hiện nay chưa có sự đồng thuận cao trong nhân dân. Hơn nữa, khi nền kinh tế chưa ổn định, việc áp dụng thuế nhà ở sẽ tác động đến tâm lý và làm tăng thêm nghĩa vụ tài chính đối với một bộ phận người dân.

(2) Một trong những mục tiêu áp dụng thuế đối với nhà ở là nhằm hạn chế đầu cơ nhà ở, song trên thực tế giá trị nhà ở lại gắn liền với giá trị đất và đầu cơ lại tập trung vào đất, căn cứ vào vị trí, địa thế của đất mà không phải đầu cơ giá trị xây dựng nhà trên đất. Do vậy, để hạn chế đầu cơ thì phải tập trung áp dụng công cụ điều tiết đối với đất.

(3) Áp dụng thuế nhà ở thực chất là áp dụng thuế tài sản, song trên thực tế, ngoài nhà ở còn có nhiều loại tài sản khác có giá trị lớn, thậm chí lớn hơn giá trị xây dựng của nhiều loại nhà như ô tô, máy bay, tàu thủy, du thuyền… Nếu chỉ áp dụng thuế tài sản đối với nhà ở thì chưa bảo đảm tính hợp lý, công bằng của một sắc thuế. Mặt khác, một số nước có trình độ phát triển hơn Việt Nam cũng chưa áp dụng thuế đối với nhà ở.

(4) Tại thời điểm hiện nay, việc tổ chức thực thi thuế đối với nhà ở có thể gặp khó khăn do nhiều điều kiện bảo đảm thực thi chưa đầy đủ, đồng bộ.

(5) Dự kiến số thu từ thuế nhà ở cho ngân sách nhà nước không lớn, trong khi đó chi phí cho công tác hành thu lại không nhỏ.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC XÂY DỰNG LUẬT THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

1. Quan điểm xây dựng Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

a) Quán triệt chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng về nội dung tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới chính sách pháp luật về đất đai. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30/01/2008 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã yêu cầu: “Hoàn thiện chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, đất được giao nhưng không đưa vào sử dụng theo cam kết và các trường hợp sở hữu, sử dụng nhà, đất vượt quá hạn mức quy định, ngăn chặn những cơn sốt giá do đầu cơ bất động sản, đặc biệt là đất đai”.

b) Việc xây dựng Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là để thực hiện Chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010: Ngày 06/12/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010. Theo đó, chính sách thuế liên quan đến tài sản là đất sẽ được hoàn thiện theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế để bảo đảm công bằng giữa các tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu, sử dụng tài sản là đất.

c) Hoàn thiện và đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật về thuế, thống nhất với quy định của Luật quản lý thuế; phù hợp với thực tiễn và phù hợp với các quy định của Luật đất đai năm 2003, Luật nhà ở, Luật đầu tư và các chính sách thu khác liên quan đến đất đai.

2. Mục tiêu, yêu cầu của việc xây dựng Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Việc ban hành Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nhằm đảm bảo các mục tiêu, yêu cầu sau:

1. Tăng cường quản lý nhà nước đối với sử dụng đất phi nông nghiệp, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ đất và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.

2. Khắc phục những mặt hạn chế của chính sách thuế nhà, đất hiện hành. Nâng cao tính pháp lý của pháp luật về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên cơ sở bổ sung mới và kế thừa các quy định còn phù hợp.

3. Các quy định trong Luật không quá kỹ thuật, phức tạp; phải rõ ràng, dễ thực hiện, dễ quản lý.

4. Tiếp cận với thông lệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập quốc tế.

5. Động viên hợp lý sự đóng góp của người sử dụng đất, nhất là những đối tượng sử dụng đất vượt hạn mức quy định vào ngân sách nhà nước.

III. BỐ CỤC VÀ  NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LUẬT THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

1. Bố cục của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm 4 chương, 13 điều. Nội dung cơ bản của các chương như sau:

Chương I. Những quy định chung

Chương này có 4 điều (từ Điều 1 đến Điều 4) quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng chịu thuế; đối tượng không chịu thuế; người nộp thuế.

Chương II. Căn cứ tính thuế, đăng ký, khai, tính và nộp thuế

Chương này có 4 điều (từ điều 5 đến điều 8) quy định về các nội dung: căn cứ tính thuế; giá tính thuế; thuế suất; đăng ký, khai, tính và nộp thuế.

Chương III. Miễn thuế, giảm thuế

Chương này có 3 điều (từ Điều 9 đến Điều 11) quy định về miễn thuế; giảm thuế; nguyên tắc miễn thuế, giảm thuế.

Chương IV. Điều khoản thi hành

Chương này có 2 điều (Điều 12 và Điều 13) quy định về hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.

2. Một số nội dung cơ bản của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

2.1. Về đối tượng chịu thuế (Điều 2)

Pháp lệnh thuế nhà, đất hiện hành quy định đối tượng chịu thuế là đất ở, đất xây dựng công trình. Tuy nhiên, theo quy định của Luật đất đai năm 2003 thì nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm: đất ở, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng... Do đó, dự thảo Luật quy định đối tượng chịu thuế là đất ở, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp đảm bảo phù hợp với Luật đất đai năm 2003. Đối với đất phi nông nghiệp thuộc đối tượng tại Điều 3 của Luật, nếu sử dụng vào mục đích kinh doanh thì cũng thuộc đối tượng chịu thuế. Cụ thể đối tượng chịu thuế bao gồm:

- Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

- Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật này sử dụng vào mục đích kinh doanh.

2.2. Về đối tượng không chịu thuế (Điều 3)

Pháp lệnh thuế nhà, đất quy định không thu thuế đất đối với đất sử dụng vì lợi ích công cộng, phúc lợi xã hội hoặc từ thiện không vì mục đích kinh doanh và đất chuyên dùng vào việc thờ cúng của các tôn giáo, các tổ chức không vì mục đích kinh doanh hoặc để ở. Trên cơ sở kế thừa các quy định của Pháp lệnh thuế nhà, đất, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đã đưa các loại đất này vào đối tượng không chịu thuế và bổ sung thêm: một số loại đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh như: đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ cho phù hợp với quy định về phân loại đất của Luật đất đai năm 2003. Cụ thể Điều 3 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp quy định đối tượng không chịu thuế như sau:

Đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh bao gồm:

- Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;

- Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;

- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

- Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

- Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

2.3. Về người nộp thuế (Điều 4)

Trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh thuế nhà, đất, phù hợp với quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không thuộc diện chịu thuế và phù hợp với quy định của Luật quản lý thuế, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đã quy định người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế; trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Đồng thời, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cũng quy định người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể như sau:

- Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì người thuê đất ở là người nộp thuế;

- Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp thuế;

- Trường hợp đất đã được cấp Giy chứng nhận nhưng đang có tranh chấp thì trước khi tranh chấp được giải quyết, người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất;

- Trường hợp nhiều người cùng có quyền sử dụng một thửa đất thì người nộp thuế là người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng thửa đất đó;

- Trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 của Luật này thì pháp nhân mới là người nộp thuế.

2.4. Về căn cứ tính thuế (Điều 5)

Theo Pháp lệnh thuế nhà, đất, căn cứ tính thuế đất dựa trên cơ sở thuế sử dụng đất nông nghiệp (diện tích đất, hạng đất và mức thuế). Mức thuế đất được quy định bằng từ 1 đến 32 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Để phù hợp với Luật đất đai năm 2003 và yêu cầu thực tiễn, căn cứ tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp dựa trên giá tính thuế và thuế suất.

2.5. Về giá tính thuế (Điều 6)

Giá tính thuế đất được xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân với giá của 1m2 đất, trong đó:

Về Diện tích đất chịu thuế: Pháp lệnh thuế nhà, đất không quy định cụ thể về diện tích đất chịu thuế mà được quy định tại Nghị định số 94/CP ngày 25/8/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế nhà, đất và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thuế nhà, đất. Theo quy định tại Nghị định số 94/CP thì: “Diện tích đất để tính thuế đất ở, đất xây dựng công trình bao gồm: diện tích mặt đất xây nhà ở, công trình và các diện tích khác trong khuôn viên đất ở; đất xây dựng công trình bao gồm cả diện tích đường đi lại, diện tích sân, diện tích bao quanh nhà, quanh công trình kiến trúc, diện tích trồng cây, diện tích ao hồ và các diện tích để trống”.

Việc nêu chi tiết về diện tích đất chịu thuế như quy định tại Nghị định số 94/CP dẫn đến tình trạng không bao quát hết diện tích đất chịu thuế, nhiều khi lại tính thuế trùng đối với diện tích đất nông nghiệp (đối với đất có vườn, ao), để quy định của luật phù hợp thực tiễn, mang tính kế thừa các quy định hiện hành, tránh sơ hở dẫn đến thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước, không công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế Luật đã quy định diện tích đất tính thuế là diện tích đất thực tế sử dụng.

Luật còn quy định diện tích đất chịu thuế đối với đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanhĐối với công trình xây dựng dưới mặt đất. Theo đó, đối với đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế được xác định bằng hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Hệ số phân bổ được xác định bằng diện tích đất xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư chia cho tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Trường hợp nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư có tầng hầm thì 50% diện tích tầng hầm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong tầng hầm được cộng vào diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng để tính hệ số phân bổ. Đối với công trình xây dựng dưới mặt đất thì áp dụng hệ số phân bổ bằng 0,5 diện tích đất xây dựng chia cho tổng diện tích công trình của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

Về Giá của 1m2 đất: là giá đất theo mục đích sử dụng do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm

2.6. Về thuế suất (Điều 7)

Nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu, yêu cầu xây dựng Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là không gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và đời sống người nộp thuếkhuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, nhất là khi quỹ đất có hạn, góp phần điều tiết thu nhập, hạn chế đầu cơ, khắc phục tình trạng sử dụng đất sai mục đích, bỏ hoang hóa, làm lành mạnh hóa thị trường bất động sản; việc quy định mức thuế suất tại thời điểm hiện nay nên theo hướng đơn giản, dễ thực hiện. Vì vậy, đối với phần vượt hạn mức quy định nên áp dụng thuế suất cao hơn phần trong hạn mức, đồng thời Luật quy định Thuế suất đối với đất ở bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:

Bậc thuế

Diện tích đất tính thuế (m2)

Thuế suất (%)

1

Diện tích trong hạn mức

0,03

2

Phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức

0,07

3

Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức

0,15

Theo đó, mức khởi điểm của thuế suất đối với đất là 0,03%. Việc áp dụng mức thuế suất này là kế thừa và tương đương với mức động viên trung bình đối với đất theo quy định của Pháp lệnh thuế nhà, đất trước đây; qua thực tế áp dụng không phát sinh vướng mắc. Việc quy định mức thuế suất này không làm tăng thêm nghĩa vụ nộp thuế.

Luật cũng quy định hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế là hạn mức giao đất ở mới theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Trường hợp đất ở đã có hạn mức theo quy định trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì áp dụng như sau:

Trường hợp hạn mức đất ở theo quy định trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thấp hơn hạn mức giao đất ở mới thì áp dụng hạn mức giao đất ở mới để làm căn cứ tính thuế;

Trường hợp hạn mức đất ở theo quy định trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành cao hơn hạn mức giao đất ở mới thì áp dụng hạn mức đất ở cũ để làm căn cứ tính thuế.

Luật cũng quy định mức thuế suất áp dụng đối với một số trường hợp: Đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư, công trình xây dựng dưới mặt đất (áp dụng mức thuế suất 0,03%); Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (áp dụng mức thuế suất 0,03%); Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật này sử dụng vào mục đích kinh doanh (áp dụng mức thuế suất 0,03%); Đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định (áp dụng mức thuế suất 0,15%). Trường hợp đất của dự án đầu tư phân kỳ theo đăng ký của nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không coi là đất chưa sử dụng và (áp dụng mức thuế suất 0,03%).

Đặc biệt là Luật quy định đối với mức lấn chiếm áp dụng mức thuế suất rất cao là 0,2% và không áp dụng hạn mức. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người nộp thuế đối với diện tích đất lấn, chiếm.

2.7. Về đăng ký, khai, tính và nộp thuế (Điều 8)

Pháp lệnh thuế nhà, đất có một chương quy định về kê khai và nộp thuế đất, trong đó quy định về kỳ tính thuế, nơi tổ chức thu thuế, nghĩa vụ của người sử dụng đất, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thuế. Tuy nhiên, các quy định này hiện đã được quy định cụ thể tại Luật quản lý thuế, do đó, dự thảo Luật không quy định lại các nội dung này mà chỉ quy định: “Người nộp thuế thực hiện đăng ký, khai, tính và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế”. Đồng thời  quy định rõ nơi đăng ký, khai, tính và nộp thuế là tại cơ quan thuế cấp huyện nơi có quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, để đảm bảo thực hiện mục tiêu khi xây dựng Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là góp phần hạn chế đầu cơ đất, Luật quy định thêm việc đăng ký, khai, tính và nộp thuế đối với trường hợp có quyền sở hữu nhiều nhà ở, quyền sử dụng nhiều thửa đất ở. Cụ thể Điều 8 quy định như sau:

1. Người nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

2. Người nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại cơ quan thuế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất.

Trường hợp ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn, người nộp thuế có thể thực hiện việc đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại Ủy ban nhân dân xã. Cơ quan thuế tạo điều kiện để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình.

3. Trường hợp người nộp thuế có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở thì diện tích tính thuế là tổng diện tích các thửa đất ở tính thuế trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Việc đăng ký, khai, tính và nộp thuế được quy định như sau:

a) Người nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại cơ quan thuế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất;

b) Người nộp thuế được lựa chọn hạn mức đất ở tại một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất. Trường hợp có một hoặc nhiều thửa đất ở vượt hạn mức thì người nộp thuế được lựa chọn một nơi có thửa đất ở vượt hạn mức để xác định diện tích vượt hạn mức của các thửa đất.

Giá tính thuế được áp dụng theo giá đất của từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tại nơi có thửa đất.

Người nộp thuế lập tờ khai tổng hợp theo mẫu quy định để xác định tổng diện tích các thửa đất ở có quyền sử dụng và số thuế đã nộp, gửi cơ quan thuế nơi người nộp thuế đã lựa chọn để xác định hạn mức đất ở để nộp phần chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quy định của Luật này và số thuế đã nộp.

2.8. Về miễn, giảm thuế (Điều 9, Điều 10)

a. Về miễn thuế:

Pháp lệnh thuế nhà, đất quy định tạm miễn thuế đất đối với các trường hợp: đất xây dựng trụ sở cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, tổ chức xã hội, công trình văn hoá, đất chuyên dùng vào mục đích quốc phòng và an ninh; Đất ở thuộc vùng rừng núi rẻo cao thuộc diện được miễn thuế nông nghiệp, vùng định canh, định cư, vùng kinh tế mới; Đất ở của gia đình thương binh loại 1/4, loại 2/4; gia đình liệt sĩ được hưởng chế độ trợ cấp của Nhà nước quy định; đất xây dựng nhà tình nghĩa; Đất ở của người tàn tật, người chưa đến tuổi thành niên và người già cô đơn không nơi nương tựa không có khả năng nộp thuế.

Trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh hiện hành, Luật có quy định miễn, giảm thuế đối với các trường hợp trên. Ngoài ra, Luật bổ sung quy định miễn thuế khác cho phù hợp với tình hình hiện nay. Theo đó, đối tượng được miễn thuế bao gồm:

- Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng trên 50% số lao động là thương binh, bệnh binh.

- Đất của cơ sở thực hiện xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

- Đất xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, cơ sở nuôi dưỡng người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi; cơ sở chữa bệnh xã hội.

- Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

- Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945; thương binh hạng 1/4, 2/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 1/4, 2/4; bệnh binh hạng 1/3; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ được hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam; người bị nhiễm chất độc da cam mà hoàn cảnh gia đình khó khăn.

- Đất ở trong hạn mức của hộ nghèo theo quy định của Chính phủ.

- Hộ gia đình, cá nhân trong năm bị thu hồi đất ở theo quy hoạch, kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được miễn thuế trong năm thực tế có thu hồi đối với đất tại nơi bị thu hồi và đất tại nơi ở mới.

- Đất có nhà vườn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận là di tích lịch sử – văn hóa.

- Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế.

b. Về giảm thuế:

Pháp lệnh thuế nhà, đất chỉ quy định giảm thuế cho đối tượng nộp thuế có khó khăn về kinh tế do bị thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ.

Kế thừa nội dung về giảm thuế hiện hành, Luật quy định giảm thuế cho người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại từ 20% đến 50% tổng giá trị nhà ở, đất chịu thuế (trường hợp giá trị thiệt hại trên 50% thì được miễn thuế).

Ngoài ra, để đảm bảo công bằng giữa các đối tượng là thương binh, liệt sỹ, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, Luật quy định giảm 50% thuế nhà, đất đối với các trường hợp: thương binh hạng 3/4, 4/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 3/4, 4/4; bệnh binh hạng 2/3, 3/3; con của liệt sỹ không được hưởng trợ cấp hàng tháng, cụ thể như sau:

2.9. Về nguyên tắc miễn, giảm thuế (Điều 11)

Pháp lệnh thuế nhà, đất chưa có quy định về nguyên tắc miễn, giảm thuế nhà, đất. Tuy nhiên, để đảm bảo việc thực hiện miễn, giảm thuế được thống nhất, tại Điều 11 của Luật quy định một số nguyên tắc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp như sau:

(i) Người nộp thuế được hưởng cả miễn thuế và giảm thuế đối với cùng một thửa đất thì được miễn thuế; người nộp thuế thuộc hai trường hợp được giảm thuế trở lên quy định tại Điều 10 của Luật này thì được miễn thuế.

(ii) Người nộp thuế đất ở chỉ được miễn thuế hoặc giảm thuế tại một nơi do người nộp thuế lựa chọn, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 9 và khoản 4 Điều 10 của Luật này.

(iii) Người nộp thuế có nhiều dự án đầu tư được miễn thuế, giảm thuế thì thực hiện miễn, giảm theo từng dự án đầu tư.

(iv) Miễn thuế, giảm thuế chỉ áp dụng trực tiếp đối với người nộp thuế và chỉ tính trên số tiền thuế phải nộp theo quy định của Luật này.

2.10. Về hiệu lực thi hành (Điều 12)

Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012. Bãi bỏ các văn bản Pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1992; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1994.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để đảm bảo thi hành Luật từ ngày 01-01-2012, Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành triển khai một số công việc sau:

1. Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật

- Trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

- Xây dựng và ban hành Thông tư để hướng dẫn thi hành Luật.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, nhân dân

Công tác, tuyên truyền phổ biến:

- Tổ chức hội thảo, tọa đàm trong quá trình ban hành văn bản hướng dẫn;

- Biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trong ngành thuế và cho cán bộ nhân dân; viết bài, đăng tin trên các báo, đài phát thanh và truyền hình.

- Tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn cơ quan thuế địa phương phối hợp với các cơ quan có liên quan để tuyên truyền Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Công tác tập huấn:

- Tập huấn cho cán bộ công chức thuế (bao gồm cả cấp lãnh đạo ngành);

- Tổ chức tập huấn cho người nộp thuế (cá nhân nộp thuế, các cơ quan đơn vị thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân) tại các Cục Thuế địa phương.

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU LUẬT THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

Đăng lúc: 16/07/2024 09:28:31 (GMT+7)

 

BỘ TƯ PHÁP

VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

 

BỘ TÀI CHÍNH

VỤ PHÁP CHẾ

 

 

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU

LUẬT THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

 

Pháp lệnh thuế nhà, đất được UBTVQH thông qua ngày 03/7/1992, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 1994, quy định về điều tiết nguồn thu đối với đất phi nông nghiệp. Theo Nghị quyết số 21-NQ/TW, Quốc hội khoá 12 đã đưa Luật thuế nhà, đất vào chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội. Ngày 17/6/2010, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khoá XII đã thông qua “Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp”. Luật thuế sử sử dụng đất phi nông nghiệp có hiệu lực vào ngày 01/01/2012.

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

Thứ nhất, Pháp lệnh thuế nhà, đất được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 03/7/1992, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 1994, quy định về điều tiết nguồn thu đối với đất phi nông nghiệp. Pháp lệnh này bước đầu đặt cơ sở cho việc tăng cường quản lý, động viên đóng góp của người sử dụng đất vào ngân sách nhà nước, tăng cường nguồn lực cho ngân sách địa phương.

Tuy nhiên, qua hơn 15 năm thực hiện, đến nay, trước những bất cập phát sinh trong quản lý, điều tiết việc sử dụng đất, nhiều quy định của Pháp lệnh đã không còn đáp ứng yêu cầu thực tiễn, cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Luật đất đai năm 2003; nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế chưa tương xứng với giá trị đất đai; đặc biệt, chưa thể hiện vai trò điều tiết, quản lý của Nhà nước trong vận hành nền kinh tế thị trường.

Thứ hai, một số quy định về quản lý thuế đất trong Pháp lệnh đã được thể hiện trong Luật quản lý thuế. Vì vậy, việc sửa đổi, nâng cao giá trị pháp lý của Pháp lệnh là cần thiết, nhằm hoàn thiện một bước khuôn khổ pháp lý về quản lý, sử dụng đất theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, công bằng; đồng thời, việc ban hành luật nhằm thể chế hóa chủ trương đổi mới chính sách về đất đai mà Đảng đã đề ra trong Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30/01/2008, theo đó, tăng cường hơn nữa vai trò của thuế trực thu, trong đó có thuế sử dụng đất.

Thứ ba, việc nâng lên thành Luật là để phù hợp thẩm quyền của Quốc hội quy định tại Điều 84 Hiến pháp năm 1992 và Điều 1 Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 (việc sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế thuộc thẩm quyền của Quốc hội).

Thứ tư, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không đưa nhà ở vào diện chịu thuế với lý do sau:

(1) Qua lấy ý kiến nhân dân cho thấy, việc áp dụng thuế nhà ở tại thời điểm hiện nay chưa có sự đồng thuận cao trong nhân dân. Hơn nữa, khi nền kinh tế chưa ổn định, việc áp dụng thuế nhà ở sẽ tác động đến tâm lý và làm tăng thêm nghĩa vụ tài chính đối với một bộ phận người dân.

(2) Một trong những mục tiêu áp dụng thuế đối với nhà ở là nhằm hạn chế đầu cơ nhà ở, song trên thực tế giá trị nhà ở lại gắn liền với giá trị đất và đầu cơ lại tập trung vào đất, căn cứ vào vị trí, địa thế của đất mà không phải đầu cơ giá trị xây dựng nhà trên đất. Do vậy, để hạn chế đầu cơ thì phải tập trung áp dụng công cụ điều tiết đối với đất.

(3) Áp dụng thuế nhà ở thực chất là áp dụng thuế tài sản, song trên thực tế, ngoài nhà ở còn có nhiều loại tài sản khác có giá trị lớn, thậm chí lớn hơn giá trị xây dựng của nhiều loại nhà như ô tô, máy bay, tàu thủy, du thuyền… Nếu chỉ áp dụng thuế tài sản đối với nhà ở thì chưa bảo đảm tính hợp lý, công bằng của một sắc thuế. Mặt khác, một số nước có trình độ phát triển hơn Việt Nam cũng chưa áp dụng thuế đối với nhà ở.

(4) Tại thời điểm hiện nay, việc tổ chức thực thi thuế đối với nhà ở có thể gặp khó khăn do nhiều điều kiện bảo đảm thực thi chưa đầy đủ, đồng bộ.

(5) Dự kiến số thu từ thuế nhà ở cho ngân sách nhà nước không lớn, trong khi đó chi phí cho công tác hành thu lại không nhỏ.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC XÂY DỰNG LUẬT THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

1. Quan điểm xây dựng Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

a) Quán triệt chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng về nội dung tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới chính sách pháp luật về đất đai. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30/01/2008 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã yêu cầu: “Hoàn thiện chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, đất được giao nhưng không đưa vào sử dụng theo cam kết và các trường hợp sở hữu, sử dụng nhà, đất vượt quá hạn mức quy định, ngăn chặn những cơn sốt giá do đầu cơ bất động sản, đặc biệt là đất đai”.

b) Việc xây dựng Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là để thực hiện Chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010: Ngày 06/12/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010. Theo đó, chính sách thuế liên quan đến tài sản là đất sẽ được hoàn thiện theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế để bảo đảm công bằng giữa các tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu, sử dụng tài sản là đất.

c) Hoàn thiện và đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật về thuế, thống nhất với quy định của Luật quản lý thuế; phù hợp với thực tiễn và phù hợp với các quy định của Luật đất đai năm 2003, Luật nhà ở, Luật đầu tư và các chính sách thu khác liên quan đến đất đai.

2. Mục tiêu, yêu cầu của việc xây dựng Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Việc ban hành Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nhằm đảm bảo các mục tiêu, yêu cầu sau:

1. Tăng cường quản lý nhà nước đối với sử dụng đất phi nông nghiệp, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ đất và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.

2. Khắc phục những mặt hạn chế của chính sách thuế nhà, đất hiện hành. Nâng cao tính pháp lý của pháp luật về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên cơ sở bổ sung mới và kế thừa các quy định còn phù hợp.

3. Các quy định trong Luật không quá kỹ thuật, phức tạp; phải rõ ràng, dễ thực hiện, dễ quản lý.

4. Tiếp cận với thông lệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập quốc tế.

5. Động viên hợp lý sự đóng góp của người sử dụng đất, nhất là những đối tượng sử dụng đất vượt hạn mức quy định vào ngân sách nhà nước.

III. BỐ CỤC VÀ  NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LUẬT THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

1. Bố cục của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm 4 chương, 13 điều. Nội dung cơ bản của các chương như sau:

Chương I. Những quy định chung

Chương này có 4 điều (từ Điều 1 đến Điều 4) quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng chịu thuế; đối tượng không chịu thuế; người nộp thuế.

Chương II. Căn cứ tính thuế, đăng ký, khai, tính và nộp thuế

Chương này có 4 điều (từ điều 5 đến điều 8) quy định về các nội dung: căn cứ tính thuế; giá tính thuế; thuế suất; đăng ký, khai, tính và nộp thuế.

Chương III. Miễn thuế, giảm thuế

Chương này có 3 điều (từ Điều 9 đến Điều 11) quy định về miễn thuế; giảm thuế; nguyên tắc miễn thuế, giảm thuế.

Chương IV. Điều khoản thi hành

Chương này có 2 điều (Điều 12 và Điều 13) quy định về hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.

2. Một số nội dung cơ bản của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

2.1. Về đối tượng chịu thuế (Điều 2)

Pháp lệnh thuế nhà, đất hiện hành quy định đối tượng chịu thuế là đất ở, đất xây dựng công trình. Tuy nhiên, theo quy định của Luật đất đai năm 2003 thì nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm: đất ở, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng... Do đó, dự thảo Luật quy định đối tượng chịu thuế là đất ở, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp đảm bảo phù hợp với Luật đất đai năm 2003. Đối với đất phi nông nghiệp thuộc đối tượng tại Điều 3 của Luật, nếu sử dụng vào mục đích kinh doanh thì cũng thuộc đối tượng chịu thuế. Cụ thể đối tượng chịu thuế bao gồm:

- Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

- Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật này sử dụng vào mục đích kinh doanh.

2.2. Về đối tượng không chịu thuế (Điều 3)

Pháp lệnh thuế nhà, đất quy định không thu thuế đất đối với đất sử dụng vì lợi ích công cộng, phúc lợi xã hội hoặc từ thiện không vì mục đích kinh doanh và đất chuyên dùng vào việc thờ cúng của các tôn giáo, các tổ chức không vì mục đích kinh doanh hoặc để ở. Trên cơ sở kế thừa các quy định của Pháp lệnh thuế nhà, đất, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đã đưa các loại đất này vào đối tượng không chịu thuế và bổ sung thêm: một số loại đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh như: đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ cho phù hợp với quy định về phân loại đất của Luật đất đai năm 2003. Cụ thể Điều 3 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp quy định đối tượng không chịu thuế như sau:

Đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh bao gồm:

- Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;

- Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;

- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

- Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

- Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

2.3. Về người nộp thuế (Điều 4)

Trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh thuế nhà, đất, phù hợp với quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không thuộc diện chịu thuế và phù hợp với quy định của Luật quản lý thuế, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đã quy định người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế; trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Đồng thời, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cũng quy định người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể như sau:

- Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì người thuê đất ở là người nộp thuế;

- Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp thuế;

- Trường hợp đất đã được cấp Giy chứng nhận nhưng đang có tranh chấp thì trước khi tranh chấp được giải quyết, người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất;

- Trường hợp nhiều người cùng có quyền sử dụng một thửa đất thì người nộp thuế là người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng thửa đất đó;

- Trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 của Luật này thì pháp nhân mới là người nộp thuế.

2.4. Về căn cứ tính thuế (Điều 5)

Theo Pháp lệnh thuế nhà, đất, căn cứ tính thuế đất dựa trên cơ sở thuế sử dụng đất nông nghiệp (diện tích đất, hạng đất và mức thuế). Mức thuế đất được quy định bằng từ 1 đến 32 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Để phù hợp với Luật đất đai năm 2003 và yêu cầu thực tiễn, căn cứ tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp dựa trên giá tính thuế và thuế suất.

2.5. Về giá tính thuế (Điều 6)

Giá tính thuế đất được xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân với giá của 1m2 đất, trong đó:

Về Diện tích đất chịu thuế: Pháp lệnh thuế nhà, đất không quy định cụ thể về diện tích đất chịu thuế mà được quy định tại Nghị định số 94/CP ngày 25/8/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế nhà, đất và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thuế nhà, đất. Theo quy định tại Nghị định số 94/CP thì: “Diện tích đất để tính thuế đất ở, đất xây dựng công trình bao gồm: diện tích mặt đất xây nhà ở, công trình và các diện tích khác trong khuôn viên đất ở; đất xây dựng công trình bao gồm cả diện tích đường đi lại, diện tích sân, diện tích bao quanh nhà, quanh công trình kiến trúc, diện tích trồng cây, diện tích ao hồ và các diện tích để trống”.

Việc nêu chi tiết về diện tích đất chịu thuế như quy định tại Nghị định số 94/CP dẫn đến tình trạng không bao quát hết diện tích đất chịu thuế, nhiều khi lại tính thuế trùng đối với diện tích đất nông nghiệp (đối với đất có vườn, ao), để quy định của luật phù hợp thực tiễn, mang tính kế thừa các quy định hiện hành, tránh sơ hở dẫn đến thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước, không công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế Luật đã quy định diện tích đất tính thuế là diện tích đất thực tế sử dụng.

Luật còn quy định diện tích đất chịu thuế đối với đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanhĐối với công trình xây dựng dưới mặt đất. Theo đó, đối với đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế được xác định bằng hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Hệ số phân bổ được xác định bằng diện tích đất xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư chia cho tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Trường hợp nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư có tầng hầm thì 50% diện tích tầng hầm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong tầng hầm được cộng vào diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng để tính hệ số phân bổ. Đối với công trình xây dựng dưới mặt đất thì áp dụng hệ số phân bổ bằng 0,5 diện tích đất xây dựng chia cho tổng diện tích công trình của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

Về Giá của 1m2 đất: là giá đất theo mục đích sử dụng do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm

2.6. Về thuế suất (Điều 7)

Nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu, yêu cầu xây dựng Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là không gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và đời sống người nộp thuếkhuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, nhất là khi quỹ đất có hạn, góp phần điều tiết thu nhập, hạn chế đầu cơ, khắc phục tình trạng sử dụng đất sai mục đích, bỏ hoang hóa, làm lành mạnh hóa thị trường bất động sản; việc quy định mức thuế suất tại thời điểm hiện nay nên theo hướng đơn giản, dễ thực hiện. Vì vậy, đối với phần vượt hạn mức quy định nên áp dụng thuế suất cao hơn phần trong hạn mức, đồng thời Luật quy định Thuế suất đối với đất ở bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:

Bậc thuế

Diện tích đất tính thuế (m2)

Thuế suất (%)

1

Diện tích trong hạn mức

0,03

2

Phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức

0,07

3

Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức

0,15

Theo đó, mức khởi điểm của thuế suất đối với đất là 0,03%. Việc áp dụng mức thuế suất này là kế thừa và tương đương với mức động viên trung bình đối với đất theo quy định của Pháp lệnh thuế nhà, đất trước đây; qua thực tế áp dụng không phát sinh vướng mắc. Việc quy định mức thuế suất này không làm tăng thêm nghĩa vụ nộp thuế.

Luật cũng quy định hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế là hạn mức giao đất ở mới theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Trường hợp đất ở đã có hạn mức theo quy định trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì áp dụng như sau:

Trường hợp hạn mức đất ở theo quy định trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thấp hơn hạn mức giao đất ở mới thì áp dụng hạn mức giao đất ở mới để làm căn cứ tính thuế;

Trường hợp hạn mức đất ở theo quy định trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành cao hơn hạn mức giao đất ở mới thì áp dụng hạn mức đất ở cũ để làm căn cứ tính thuế.

Luật cũng quy định mức thuế suất áp dụng đối với một số trường hợp: Đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư, công trình xây dựng dưới mặt đất (áp dụng mức thuế suất 0,03%); Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (áp dụng mức thuế suất 0,03%); Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật này sử dụng vào mục đích kinh doanh (áp dụng mức thuế suất 0,03%); Đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định (áp dụng mức thuế suất 0,15%). Trường hợp đất của dự án đầu tư phân kỳ theo đăng ký của nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không coi là đất chưa sử dụng và (áp dụng mức thuế suất 0,03%).

Đặc biệt là Luật quy định đối với mức lấn chiếm áp dụng mức thuế suất rất cao là 0,2% và không áp dụng hạn mức. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người nộp thuế đối với diện tích đất lấn, chiếm.

2.7. Về đăng ký, khai, tính và nộp thuế (Điều 8)

Pháp lệnh thuế nhà, đất có một chương quy định về kê khai và nộp thuế đất, trong đó quy định về kỳ tính thuế, nơi tổ chức thu thuế, nghĩa vụ của người sử dụng đất, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thuế. Tuy nhiên, các quy định này hiện đã được quy định cụ thể tại Luật quản lý thuế, do đó, dự thảo Luật không quy định lại các nội dung này mà chỉ quy định: “Người nộp thuế thực hiện đăng ký, khai, tính và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế”. Đồng thời  quy định rõ nơi đăng ký, khai, tính và nộp thuế là tại cơ quan thuế cấp huyện nơi có quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, để đảm bảo thực hiện mục tiêu khi xây dựng Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là góp phần hạn chế đầu cơ đất, Luật quy định thêm việc đăng ký, khai, tính và nộp thuế đối với trường hợp có quyền sở hữu nhiều nhà ở, quyền sử dụng nhiều thửa đất ở. Cụ thể Điều 8 quy định như sau:

1. Người nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

2. Người nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại cơ quan thuế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất.

Trường hợp ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn, người nộp thuế có thể thực hiện việc đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại Ủy ban nhân dân xã. Cơ quan thuế tạo điều kiện để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình.

3. Trường hợp người nộp thuế có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở thì diện tích tính thuế là tổng diện tích các thửa đất ở tính thuế trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Việc đăng ký, khai, tính và nộp thuế được quy định như sau:

a) Người nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại cơ quan thuế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất;

b) Người nộp thuế được lựa chọn hạn mức đất ở tại một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất. Trường hợp có một hoặc nhiều thửa đất ở vượt hạn mức thì người nộp thuế được lựa chọn một nơi có thửa đất ở vượt hạn mức để xác định diện tích vượt hạn mức của các thửa đất.

Giá tính thuế được áp dụng theo giá đất của từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tại nơi có thửa đất.

Người nộp thuế lập tờ khai tổng hợp theo mẫu quy định để xác định tổng diện tích các thửa đất ở có quyền sử dụng và số thuế đã nộp, gửi cơ quan thuế nơi người nộp thuế đã lựa chọn để xác định hạn mức đất ở để nộp phần chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quy định của Luật này và số thuế đã nộp.

2.8. Về miễn, giảm thuế (Điều 9, Điều 10)

a. Về miễn thuế:

Pháp lệnh thuế nhà, đất quy định tạm miễn thuế đất đối với các trường hợp: đất xây dựng trụ sở cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, tổ chức xã hội, công trình văn hoá, đất chuyên dùng vào mục đích quốc phòng và an ninh; Đất ở thuộc vùng rừng núi rẻo cao thuộc diện được miễn thuế nông nghiệp, vùng định canh, định cư, vùng kinh tế mới; Đất ở của gia đình thương binh loại 1/4, loại 2/4; gia đình liệt sĩ được hưởng chế độ trợ cấp của Nhà nước quy định; đất xây dựng nhà tình nghĩa; Đất ở của người tàn tật, người chưa đến tuổi thành niên và người già cô đơn không nơi nương tựa không có khả năng nộp thuế.

Trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh hiện hành, Luật có quy định miễn, giảm thuế đối với các trường hợp trên. Ngoài ra, Luật bổ sung quy định miễn thuế khác cho phù hợp với tình hình hiện nay. Theo đó, đối tượng được miễn thuế bao gồm:

- Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng trên 50% số lao động là thương binh, bệnh binh.

- Đất của cơ sở thực hiện xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

- Đất xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, cơ sở nuôi dưỡng người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi; cơ sở chữa bệnh xã hội.

- Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

- Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945; thương binh hạng 1/4, 2/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 1/4, 2/4; bệnh binh hạng 1/3; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ được hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam; người bị nhiễm chất độc da cam mà hoàn cảnh gia đình khó khăn.

- Đất ở trong hạn mức của hộ nghèo theo quy định của Chính phủ.

- Hộ gia đình, cá nhân trong năm bị thu hồi đất ở theo quy hoạch, kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được miễn thuế trong năm thực tế có thu hồi đối với đất tại nơi bị thu hồi và đất tại nơi ở mới.

- Đất có nhà vườn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận là di tích lịch sử – văn hóa.

- Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế.

b. Về giảm thuế:

Pháp lệnh thuế nhà, đất chỉ quy định giảm thuế cho đối tượng nộp thuế có khó khăn về kinh tế do bị thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ.

Kế thừa nội dung về giảm thuế hiện hành, Luật quy định giảm thuế cho người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại từ 20% đến 50% tổng giá trị nhà ở, đất chịu thuế (trường hợp giá trị thiệt hại trên 50% thì được miễn thuế).

Ngoài ra, để đảm bảo công bằng giữa các đối tượng là thương binh, liệt sỹ, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, Luật quy định giảm 50% thuế nhà, đất đối với các trường hợp: thương binh hạng 3/4, 4/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 3/4, 4/4; bệnh binh hạng 2/3, 3/3; con của liệt sỹ không được hưởng trợ cấp hàng tháng, cụ thể như sau:

2.9. Về nguyên tắc miễn, giảm thuế (Điều 11)

Pháp lệnh thuế nhà, đất chưa có quy định về nguyên tắc miễn, giảm thuế nhà, đất. Tuy nhiên, để đảm bảo việc thực hiện miễn, giảm thuế được thống nhất, tại Điều 11 của Luật quy định một số nguyên tắc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp như sau:

(i) Người nộp thuế được hưởng cả miễn thuế và giảm thuế đối với cùng một thửa đất thì được miễn thuế; người nộp thuế thuộc hai trường hợp được giảm thuế trở lên quy định tại Điều 10 của Luật này thì được miễn thuế.

(ii) Người nộp thuế đất ở chỉ được miễn thuế hoặc giảm thuế tại một nơi do người nộp thuế lựa chọn, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 9 và khoản 4 Điều 10 của Luật này.

(iii) Người nộp thuế có nhiều dự án đầu tư được miễn thuế, giảm thuế thì thực hiện miễn, giảm theo từng dự án đầu tư.

(iv) Miễn thuế, giảm thuế chỉ áp dụng trực tiếp đối với người nộp thuế và chỉ tính trên số tiền thuế phải nộp theo quy định của Luật này.

2.10. Về hiệu lực thi hành (Điều 12)

Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012. Bãi bỏ các văn bản Pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1992; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1994.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để đảm bảo thi hành Luật từ ngày 01-01-2012, Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành triển khai một số công việc sau:

1. Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật

- Trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

- Xây dựng và ban hành Thông tư để hướng dẫn thi hành Luật.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, nhân dân

Công tác, tuyên truyền phổ biến:

- Tổ chức hội thảo, tọa đàm trong quá trình ban hành văn bản hướng dẫn;

- Biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trong ngành thuế và cho cán bộ nhân dân; viết bài, đăng tin trên các báo, đài phát thanh và truyền hình.

- Tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn cơ quan thuế địa phương phối hợp với các cơ quan có liên quan để tuyên truyền Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Công tác tập huấn:

- Tập huấn cho cán bộ công chức thuế (bao gồm cả cấp lãnh đạo ngành);

- Tổ chức tập huấn cho người nộp thuế (cá nhân nộp thuế, các cơ quan đơn vị thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân) tại các Cục Thuế địa phương.

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Thị Trấn Lam Sơn, khu phố Phúc Lâm, Thị Trấn Lam Sơn, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378935380
Email: email@gmail.com